| Hotline: 0983.970.780

'Hưởng ứng' lời kêu gọi của Bộ trưởng:

C.P Việt Nam hạ giá 200 đồng/kg thức ăn chăn nuôi từ ngày 26/4

Thứ Tư 26/04/2017 , 09:10 (GMT+7)

Giảm giá bán thức ăn chăn nuôi lợn 200 đồng/kg sẽ giúp người chăn nuôi giảm đáng kể chi phí đầu vào, giúp hạ giá thành sản xuất thịt lợn...

Chỉ sau 2 ngày kể từ khi Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Nguyễn Xuân Cường kêu gọi các doanh nghiệp trong lĩnh vực thức chăn nuôi, chế biến thực phẩm tìm cách “giải nguy” cho ngành chăn nuôi lợn, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (C.P Việt Nam) đã quyết định hạ giá thức ăn chăn nuôi lợn 200 đồng/kg (bắt đầu áp dụng từ ngày 26/4). Như vậy, với sản lượng thức ăn bán ra hiện nay, mỗi tháng công ty đã hỗ trợ cho người chăn nuôi hơn 20 tỷ đồng.

Điểm bán thịt lợn an toàn của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam tại TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Theo ông Vũ Anh Tuấn – Phó Tổng giám đốc cấp cao Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam thì giá thịt lợn hơi đang ở mức thấp kỷ lục (thấp nhất trên thế giới), khó tiêu thụ dẫn đến hiện trạng “tồn kho” thịt lợn khá nhiều. Mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kêu gọi doanh nghiệp tăng cường thu mua lợn hơi, đồng thời giảm tối đa giá đầu vào từ con giống, thức ăn… để chia sẻ cùng người chăn nuôi trong lúc khó khăn này.

Hưởng ứng “lời kêu gọi” của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, C.P Việt Nam đã có nhiều động thái nhằm góp phần "giảm nhiệt” trong bối cảnh ngành chăn nuôi lợn đang “sục sôi”.

Việc C.P Việt Nam giảm giá bán thức ăn chăn nuôi lợn 200 đồng/kg sẽ giúp người chăn nuôi giảm đáng kể chi phí đầu vào, giúp hạ giá thành sản xuất thịt lợn, qua đó cắt giảm một phần lỗ cho bà con trên mỗi đầu lợn xuất chuồng. Đồng thời, đơn vị này cũng đã sản xuất và hướng cho người chăn nuôi sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi lợn phù hợp với giá thấp hơn thay vì cắt giảm khẩu phần ăn, qua đó giảm chi phí đầu tư thức ăn xuống khoảng 20% mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.

Hiện nay, việc tổ chức ngành hàng thịt lợn của nước ta còn nhiều bất cập. Trong tổ chức sản xuất, vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ dẫn đến giá thành cao, không có điều kiện sản xuất chuỗi, tách rời tất cả các khâu từ chăn nuôi, thị trường, phân phối đến chế biến.

Riêng với C.P Việt Nam, từ trước đó, đơn vị này đã xây dựng và phát triển chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn từ sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi, quá trình nuôi ở các trang trại đến giết mổ, chế biến thực phẩm và hệ thống phân phối đến tay người tiêu dùng.

Để đẩy mạnh tiêu thụ thịt lợn trong thời gian này đơn vị sẽ đã tăng cường cung ứng sản phẩm thịt lợn mảnh; thịt lợn pha lóc và phát triển kênh phân phối để tiêu thụ những sản phẩm này đồng thời đẩy mạnh việc giết mổ lợn, đưa vào chế biến những sản phẩm ăn sẵn như: Xúc xích, lạp xưởng và những thực phẩm chế biến khác. Công ty cũng có chủ trương thuê kho cấp đông lợn thịt để đưa vào dự trữ và bảo quản làm nguyên liệu chế biến thực phẩm sau này.

Để đẩy mạnh việc cung ứng thịt lợn mảnh, thịt lợn pha lóc ra thị trường, C.P. Việt Nam đang mở rộng “phủ sóng” các điểm bán lẻ tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, hình thành và mở rộng các điểm bán lẻ tại các tỉnh, thành khác trong cả nước.

Ông Vũ Anh Tuấn cho rằng, trong bối cảnh chăn nuôi như hiện nay, Nhà nước cần kêu gọi các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thải loại những con lợn nái già hoặc cho năng suất sinh sản kém; đồng thời loại bỏ lợn con sơ sinh có trọng lượng thấp (trọng lượng dưới 1,2 kg). Nếu làm được như vậy, chúng ta vừa giảm được nguồn cung lợn thịt sau này, vừa giảm sức ép về tài chính. Đồng thời, cần có giải pháp căn cơ để đa dạng hóa nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Khi người dân có việc làm, thu nhập ổn định từ các nghề khác thì sẽ không “đổ xô” vào chăn nuôi như hiện nay.

Nhận định về thị trường thịt lợn trong thời gian tới, ông Vũ Anh Tuấn cho rằng: “Quy luật của thị trường luôn luôn biến động, có xuống thì sẽ có lên. Cùng với xu thế giảm dần quy mô đàn lợn thịt trong nước, giá lợn sẽ tăng lên nhưng để đạt mức có thể tạo ra lợi nhuận thì không phải một sớm một chiều. Và có nhiều khả năng, quá trình giá lợn nhích lên sẽ khởi phát từ khu vực phía Nam trước, sau đó lan ra miền Bắc”.

Xem thêm
Giải pháp canh tác thông minh với đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL có thể là cách làm và giải pháp để đồng hành 'Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh'.

Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm