| Hotline: 0983.970.780

CPF - Turbo Program, thoát dịch bệnh tôm

Thứ Tư 17/10/2012 , 10:07 (GMT+7)

Cty CP Chăn nuôi CP Việt Nam (CP) đã triển khai chương trình nuôi tôm bền vững, an toàn, giúp cho nông dân thoát khỏi dịch bệnh, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trước tình hình tôm chết vì căn bệnh hoại tử gan tụy cấp tính vẫn diễn biến rất phức tạp, Cty CP Chăn nuôi CP Việt Nam (CP) đã triển khai chương trình nuôi tôm bền vững, an toàn, giúp cho nông dân thoát khỏi dịch bệnh, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều trại còn yếu kém

Theo TS Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu NTTS II, đến nay đã có thể khẳng định rằng hội chứng hoại tử gan tụy cấp (EMS/AHPNS) có liên quan chặt chẽ tới 2 yếu tố chính. Trước hết là tác động của độc tố làm mất chức năng của cơ quan gan tụy, có thể gây chết cấp tính. Sau đó là việc xâm nhiễm của tác nhân vi khuẩn thuộc nhóm vibrio trong trường hợp độc tố chưa có khả năng gây chết cấp tính, gây ra hiện tượng tôm chết và lan trên diện rộng.

TS Hảo khẳng định, môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc bùng phát EMS/AHPNS đặc biệt là nền đáy ao nuôi. Tình trạng sử dụng bừa bãi Cypermethrin ở ĐBSCL cũng góp phần không nhỏ vào việc gây chết cấp tính và gây hội chứng hoại tử cơ quan gan tụy của tôm nuôi. Trong khi đó, các trại nuôi tôm vẫn còn nhiều yếu kém trong cải tạo, chuẩn bị ao, kiểm soát tảo nở hoa, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không xử lý nước trước khi cho vào ao ....

Đặc biệt là tình trạng sử dụng con giống kém chất lượng, bởi con giống đã tiềm ẩn vi khuẩn nhóm vibrio trong gan tụy có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng làm bùng phát EMS/AHPNS. Theo TS Hảo, đáng tiếc là cho đến giờ, ở VN vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá về nguy cơ EMS/AHPNS, vì lâu nay chúng ta chỉ quan tâm tới đốm trắng, đầu vàng, taura…


Thu hoạch tôm ở ĐBSCL

Chương trình bài bản

Để khắc phục những hạn chế lớn nói trên, nhằm giúp nông dân nuôi tôm thành công trong tình hình dịch bệnh EMS/AHPNS vẫn đang căng thẳng, từ tháng 2/2012, CP đã thử nghiệm chương trình CPF - Turbo Program. Theo ông Nguyễn Lê Huy Vũ, Phó TGĐ CP, để nuôi tôm thành công, cần phải đảm bảo 3 yếu tố: Cải tiến di truyền của tôm bố mẹ, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe của tôm nuôi thương phẩm. Chương trình CPF - Turbo Program được xây dựng trên 3 yếu tố này.

Về yếu tố cải tiến di truyền, CP hiện đã SX và cung cấp cho thị trường những con giống tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ sống cao, đồng đều về kích cỡ, đạt được kích cỡ lớn như tôm sú. Cty cũng cung cấp thức ăn đảm bảo chất lượng cho các hộ tham gia chương trình.

Để bảo vệ sức khỏe cho tôm, nhất là giúp tôm tránh được bệnh chết sớm do hoại tử gan tụy và những căn bệnh nguy hiểm khác, CP yêu cầu các chủ trang trại tham gia CPF - Turbo Program phải làm hệ thống an toàn sinh học. Theo đó, các trang trại phải có bỏ ra 30% diện tích làm ao xử lý nước. Phải đầu tư hệ thống lưới ngăn chim và các động vật khác xâm nhập.

Trang trại phải làm nhà ương để quản lý tôm giống trong 25-30 ngày đầu tiên rồi mới thả xuống ao. Điều này sẽ góp phần tránh cho tôm bị hoại tử gan tủy vì dịch bệnh này có tần suất xuất hiện cao nhất là ở tôm từ 20 - 45 ngày tuổi. Trước khi thả nuôi, chủ trại phải kiểm tra đầy đủ các yếu tố môi trường như đo oxy, độ kiềm…

Một điều đáng chú ý là mật độ thả tôm, quy mô nuôi tôm phải phù hợp với điều kiện máy móc, khả năng đầu tư thực tế của từng trang trại. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật của CP được cử đến các trang trại sẽ giúp cho các chủ trại thực hiện tốt những vấn đề nói trên nhằm giúp CPF - Turbo Program đạt mục tiêu: 3 cao - 1 thấp - 0 thiệt hại. 3 cao gồm tốc độ tăng trưởng của tôm cao, tỷ lệ sống cao và số vụ/năm cao; 1 thấp là hệ số chuyển đổi thức ăn thành thịt thấp; 0 thiệt hại là không xảy ra dịch bệnh ở ao tôm.

Kết quả khả quan

Đến nay, CPF - Turbo Program đã được triển khai ở 503 ao nuôi. Kết quả ban đầu rất khả quan khi chỉ có 9% ao nuôi bị thiệt hại. Sự thiệt hại ở những ao nuôi này là do 1 số chủ trang trại có nhiều ao nuôi nên đã không thể làm đúng quy trình 100%, không chăm sóc tốt cho tất cả các ao.

Theo ông Nguyễn Lê Huy Vũ, sang năm CP sẽ triển khai CPF - Turbo Program trên diện rộng ở VN. Cty sẽ tăng cường thêm đội ngũ nhân viên kỹ thuật để không còn xảy ra thiệt hại ở bất cứ ao tôm nào tham gia chương trình. Và mục tiêu cao hơn là đạt mức tăng trưởng nuôi 70 ngày tôm có kích cỡ 70 con/kg (tôm thẻ).

Tiếp đó sẽ nâng lên 60 ngày đạt 60 con/kg là mức mà ngành tôm Thái Lan đã làm được. Nhưng điều quan trọng nhất của chương trình này là làm thay đổi suy nghĩ, cách nuôi tôm lâu nay của nông dân VN vốn tiềm ẩn quá nhiều rủi ro.

Nhiều DN, nông dân nuôi tôm theo chương trình CPF - Turbo Program có được niềm vui lớn sau khi bị lao đao bởi EMS/AHPNS. Ông Nguyễn Văn Dương, GĐ Cty TNHH Hải Dương (Bình Thuận) cho hay từ năm 2001-2010, Cty của ông nuôi tôm thành công gần như tuyệt đối. Nhưng sang năm 2011, khi EMS/AHPNS xuất hiện và hoành hành, ông Dương bị thiệt hại gần 100 ao tôm, với số tiền chết theo tôm là gần 14 tỷ đồng. Ông nhớ lại “Năm rồi, cứ thả giống xuống là chết. Toàn thể cán bộ, nhân viên của Cty đều dao động. Tôi cũng mất ăn mất ngủ vì không tìm được lối đi để thoát khỏi dịch bệnh này”.

Sang năm nay, ông Dương thực hiện theo CPF - Turbo Program kết hợp với một số giải pháp khác như làm hệ thống ao chứa, ao xử lý nước, không cho người ngoài vào trong khu vực ao nuôi, mở quạt cho nước trong ao chảy liên tục nhằm làm cho rêu nhớt không phát triển ở đáy ao, ngăn chặn tối đa sự phát triển của tảo trong ao, dùng hỗn hợp thảo dược để giải độc cho gan của tôm… Nhờ đó, ông đã thành công lớn khi thả trên 150 ao mà chỉ có 3 ao bị thiệt hại (do giông lốc).

Chỗ ao còn lại đã cho ông Dương doanh thu gần 45 tỷ đồng. Ông Tăng Văn Súa, nông dân huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), trong năm 2011 cũng thất bại nặng nề vì tôm bị hoại tử gan tụy. Năm nay, ông chuẩn bị ao, xử lý nước, chăng lưới bảo vệ ao thật kỹ càng… Kết quả đã không bị dịch bệnh và thu được 7,4 tấn tôm trên 2 ao, lời khoảng 400 triệu đồng.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm