| Hotline: 0983.970.780

CSGT không được phép hỏi "xe chính chủ hay không"

Thứ Ba 20/11/2012 , 10:00 (GMT+7)

Phòng CSGT Hà Nội cho biết, nếu người dân vi phạm trên đường, CSGT chưa được hỏi xe có chính chủ hay không.

Tuy chưa có chủ trương xử lý lỗi xe chính chủ, nhưng sau hơn 1 tuần triển khai Nghị định 71 tại Hà Nội, nhiều người đi đường cho biết, họ vẫn bị CSGT hỏi về việc này. Còn lãnh đạo Phòng CSGT Hà Nội khẳng định: CSGT không được phép hỏi “xe có chính chủ”.


Phòng CSGT Hà Nội cho biết, nếu người dân vi phạm trên đường, CSGT chưa được hỏi xe có chính chủ hay không

Là người thường xuyên tham gia giao thông bằng ô tô trên QL 21 nên từ khi Nghị định 71 có hiệu lực (10/11), anh Nguyễn Văn Nam thường bị một số chốt trực của CSGT qua các khu vực Phú Lãm (Hà Đông), Thạch Bích (Thanh Oai) dừng xe kiểm tra.

Do xe anh đi là của anh trai để lại nên sau khi xuất trình đầy đủ các giấy tờ (đăng ký xe, bằng lái, bảo hiểm) anh nhận thêm câu hỏi của CSGT là xe đã sang tên đổi chủ chưa.

Vì biết Nghị định 71 chưa xử lý người điều khiển phương tiện đi xe không chính chủ nên anh Nam đã trình bầy với CSGT việc này, cuối cùng CSGT đã để cho anh đi.

Tương tự, nhiều người tham gia giao thông bằng xe máy, ô tô trên các tuyến đường Nguyễn Trãi - Hà Đông và Bắc Thăng Long - Nội Bài nhiều ngày qua cũng cho biết, khi đang lưu thông trên đường họ vẫn bị một số chốt CSGT, thậm chí là cảnh sát khu vực và dân phòng chặn lại, đặc biệt về ban đêm.

“Ngoài hỏi các giấy tờ theo quy định họ hỏi tôi cả giấy tờ xe chính chủ. Cũng may xe tôi do người nhà để lại và có làm giấy tờ sang tên đổi chủ ngay sau khi mua nên không bị công an hỏi thêm gì nữa”, chị Nguyễn Thị Thu, một người dân sông ở thôn Đình Thôn xã Mỹ Đình, Từ Liêm thường tham gia giao thông trên trục đường Bắc Thăng Long - Nội Bài cho biết.

Trao đổi với PV chiều qua, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho biết, từ khi Nghị định 71 có hiệu lực ngoài tuyên truyền, nhắc nhở CSGT làm nhiệm vụ trên đường chỉ xử lý các lỗi vi phạm giao thông như vượt đèn đỏ, vi phạm tốc độ, uống rượu bia khi lái xe, đi sai làn đường và dừng đỗ không đúng quy định...

“Với lỗi xe không sang tên đổi chủ Phòng CSGT Hà Nội chưa có chủ trương xử phạt và trong quá trình làm nhiệm vụ trên đường nếu người vi phạm có đầy đủ giấy tờ điều khiển phương tiện theo quy định thì chỉ xử lý các lỗi vi phạm. CSGT không được phép hỏi xe có chính chủ hay không”, ông Thắng nhấn mạnh.

Chiều 19/11, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, sau 1 tuần (từ 10 đến 18/11), Nghị định 71 có hiệu lực, Phòng CSGT đã tiếp nhận hơn 594 trường hợp đến làm thủ tục sang tên, đổi chủ phương tiện.

Trong đó 381 trường hợp ô tô, 213 trường hợp xe máy. Xử lý vi phạm 32 trường hợp (29 ô tô, 3 xe máy) do đã quá 30 ngày không sang tên đổi chủ theo quy định.

(Theo Tiền phong)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm