| Hotline: 0983.970.780

Cty Cao su Phú Riềng: "Top ten" tái canh, trồng mới

Thứ Ba 15/06/2010 , 12:05 (GMT+7)

Năm qua, Cty CS Phú Riềng đã tái canh - trồng mới trên tổng diện tích là 793,66 ha, trong đó tái canh 675,69 ha và 117,97 ha trồng mới, tỷ lệ cây sống đạt 100%...

Hình cao su tái canh ở Tổ 11, NT4 phát triển đồng đều sau 3 tháng xuống giống

Bắt đầu từ tháng 6, các cty cao su khẩn trương tiến hành tái canh - trồng mới. Giống được xem là khâu quan trọng nhất nên đã được chăm sóc khá kỹ, phương pháp trồng chủ yếu bằng bầu 1-2 tầng lá.

Chúng tôi về thăm Tổ 11 nằm trên địa bàn xã Long Hưng (Phước Long - Bình Phước), đơn vị 3 năm liên tục được xếp loại xuất sắc trong công tác trồng mới - chăm sóc vườn cao su kiến thiết cơ bản của Nông trường 4.

Anh Nguyễn Văn Đình (Tổ trưởng) cho biết, Tổ có 50 công nhân nhưng để xuống giống kịp ngay trong đầu mùa mưa theo quy định thời gian của nông trường, có thời điểm Tổ đã phải huy động thêm hàng trăm người. Công nhân trồng mới và chăm sóc kiến thiết cơ bản (KTCB) không vất vả như công nhân cạo mủ, lương cũng thấp hơn. Để bảo đảm thu nhập cho công nhân, Tổ đề xuất nông trường cho khoán hộ/diện tích gắn với trách nhiệm từng lao động, bình quân mỗi hộ nhận chăm sóc 8-9 ha. Công nhân trồng mới, KTCB thường là những người lớn tuổi và có kinh tế gia đình khá giả. Bên cạnh đó, tổ huy động thêm lao động thời vụ bên ngoài nhưng cũng phải có tay nghề giỏi để trồng và chăm sóc theo đúng kỹ thuật, đạt mục tiêu sinh trưởng của cây theo tiêu chí của Cty đề ra; phân công công nhân chính ghép với lao động phụ, trong đó công nhân chính phải chịu trách nhiệm bảo đảm kỹ thuật, tiến độ công việc.

GĐ Nông trường 4, anh Trương Văn Nhàn giải thích thêm, do đặc điểm vườn cây của NT được trồng vào những năm bao cấp, chất lượng vườn cây không đồng đều, trên cùng 1 diện tích trồng nhiều loại giống khác nhau, mật độ cây thưa. Đặc biệt, trước đây kỹ thuật khai thác mủ không được chú trọng, nên dẫn đến năng suất, chất lượng của đơn vị luôn “đội sổ” Cty. Chính vì vậy, NT 4 hiện là một trong những đơn vị có diện tích tái canh, trồng mới lớn nhất của Cty CS Phú Riềng. Hiện nay, NT đang chăm sóc trồng mới trên 600 ha cao su, chia làm 2 tổ. Năm 2009, chỉ sau 7 tháng trồng (từ T6-12) đã có 100% cây phát triển 5 tầng lá. Qua kiểm tra, NT được đánh giá có vườn cây tái canh - trồng mới đồng đều nhất, tăng trưởng tốt nhất và định hình vườn cây trong năm đầu tiên.

Năm qua, Cty CS Phú Riềng đã tái canh - trồng mới trên tổng diện tích là 793,66 ha, trong đó tái canh 675,69 ha và 117,97 ha trồng mới, tỷ lệ cây sống đạt 100%, phương pháp trồng chủ yếu bằng bầu 1-2 tầng lá. Xác định giống là khâu quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng cả chu kỳ vườn cây nên cứ bắt đầu từ tháng 2, Cty đã đưa vào ghép giống đủ về số lượng, chất lượng, đáp ứng đa dạng hóa về chủng loại giống, trong đó ưu tiên SX giống có NS cao, đầu tư chủ động sản xuất bầu 1-2 tầng lá để sử dụng trồng mới – tái canh và dặm trong vụ bảo đảm vườn cây có tỷ lệ sống 100%, trong đó 80% đạt 4-8 tầng lá trở lên. Mặt khác, Cty cũng đã phối hợp cùng Viện NC CS VN trồng thực nghiệm 12 giống mới trung chuyển tại lô 105 của Nông trường 9 để so sánh, theo dõi làm tiền đồ để đưa giống mới vào tái canh - trồng mới từ tháng 6 này. Nhờ vậy, 5 năm liền Cty CS Phú Riềng được Tập đoàn CN CS VN xếp vào TOP dẫn đầu ngành về tái canh - trồng mới và chăm sóc vườn cây KTCB.

Niên vụ năm 2010, Cty chuẩn bị vườn ươm 18 ha, trong đó Nông trường 6 là 14 ha (12 ha bầu và 2 ha tum trần); Nông trường 9 gồm 4 ha bầu. Hiện nay, các vườn ươm đã chuẩn bị đầy đủ giống bằng bầu 1-2 tầng lá bảo đảm chất lượng, nhằm chủ động trong tái canh -trồng mới, đúng thời vụ và dứt điểm trong thời gian cam kết không quá ngày 20/8/2010. Riêng đối với những diện tích tái canh công tác thanh lý chậm, Cty chủ động giống có 2-3 tầng lá để trồng tập trung các giống mới đang ở trong vườn nhân như RIRIV1, RRIV3, RRIV5 và các giống lai hóa theo khuyến cáo của Tập đoàn giai đoạn 2006-2010 vào trồng đại trà.

Năm nay, lãnh đạo Cty CS Phú Riềng cố gắng phấn đấu tiếp tục giữ vững danh hiệu TOP đầu của Tập đoàn về tái canh - trồng mới, cũng như chăm sóc tốt vườn cây KTCB để rút ngắn thời gian khai thác còn 5-5,5 năm (thay vì 7 năm như trước đây).

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm