| Hotline: 0983.970.780

Cty Luyện kim đen Thái Nguyên vừa phá nhà dân vừa 'la làng'

Thứ Sáu 10/03/2017 , 08:36 (GMT+7)

Chưa đền bù giải phóng mặt bang (GPMB) đã tiến hành khai thác khoáng sản, gây sụt lún, nứt nhà nhân dân trong vùng Dự án...

Chưa đền bù giải phóng mặt bang (GPMB) đã tiến hành khai thác khoáng sản, gây sụt lún, nứt nhà nhân dân trong vùng Dự án, Cty Luyện kim đen Thái Nguyên lại tuyên bố ấn định mức đền bù theo giá Nhà nước và chốt thời hạn cho “người bị hại” đến nhận tiền đền bù?
 

Hành xử kiểu... ông lớn

Theo Luật Đất đai, những dự án thu hồi đất không nhằm mục đích an ninh quốc phòng, phục vụ công ích thì doanh nghiệp phải thỏa thuận đền bù với người dân trong vùng dự án.

16-24-48_chom-vung-ty
Từng đào bới sát nhà dân gây sạt lở nhưng doanh nghiệp vẫn chối bỏ trách nhiệm
 

Bước vào khai thác khoáng sản tại mỏ Chỏm Vung Tây, Cty Luyện kim đen Thái Nguyên đã làm xáo trộn cuộc sống của gần 20 hộ dân xóm Hòa Bình, xã Cây Thị và đương nhiên dự án này chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, không hề được nhân dân chào đón. Vì vậy, để thực hiện dự án, doanh nghiệp cần phải tiến hành thỏa thuận với dân, chia sẻ lợi ích với nhân dân.

Tuy nhiên, Cty Luyện kim đen Thái Nguyên đã không chấp nhận đàm phán theo luật, đơn phương tiến hành khai thác gây sụt lún, sạt lở nhà dân rồi mới ra điều kiện: Chỉ trả tiền đền bù theo đơn giá Nhà nước. Chỉ trả tiền khi tất cả các hộ dân đồng loạt cùng đồng ý kí nhận. Chỉ trả tiền theo thời hạn công ty đưa ra.

Đối với nhân dân xóm Hòa Bình, Cty Luyện kim đen Thái Nguyên là một doanh nghiệp reo rắc thảm họa. Từ địa phương khác tới, bỗng dưng đem máy xúc, máy ủi đào bới xung quanh nhà cửa, ruộng vườn của họ.

Hủy hoại môi trường sống, gây thiệt hại nặng nề rồi lại lớn tiếng yêu sách ra điều kiện buộc người dân địa phương phải thế này, phải thế kia? Vậy Giám đốc Cty Luyện kim đen Thái Nguyên, ông Chu Phương Đông là ông lớn nào mà có quyền năng buộc nhân dân xóm Hòa Bình phải làm theo những điều kiện ngang ngược của ông đặt ra?
 

Ép tỉnh, ép dân

Ra văn bản gửi UBND tỉnh Thái Nguyên, ông Chu Phương Đông cho rằng do nhân dân xóm Hòa Bình đòi tiền đền bù GPMB quá lớn nên doanh nghiệp không thể chấp nhận và đã ngừng khai thác, san lấp hoàn trả lại mặt bằng, đóng cửa mỏ. Đồng thời cũng tuyên bố tạm dừng chi trả tiền GPMB do đã quá thời hạn cuối cùng Cty đưa ra là ngày 19/1/2017 và Cty đã có phương án kế hoạch sản xuất kinh doanh khác.

Về tình trạng mất nước, sụt lún, nứt nhà đang diễn ra trên diện rộng, ông Đông đề nghị phải có kết luận của cơ quan có thẩm quyền chỉ rõ nguyên nhân, đối tượng (vì trên địa bàn còn có các doanh nghiệp khác đang khai thác mỏ như doanh nghiệp Anh Thắng, Mỏ sắt Trại Cau, Cty Kim Sơn…).

Nhưng ông Đông nhấn mạnh điều kiện là “trong kết luận đó đối tượng gây ra không phải là Cty Luyện kim đen Thái Nguyên”. Công ty chỉ tiếp tục chi tiền GPMB nếu các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên cùng nhân dân xóm Hòa Bình, xã Cây Thị cùng cam kết rằng sau khi Cty chi trả tiền đền bù thì Cty sẽ được phép khai thác hết phần đất đã GPMB và không phải chịu trách nhiệm về hiện tượng sụt lún, nứt nhà, mất nước với bất kì hộ dân nào vì khi đó đã có đối tượng khác gây nên theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

Cứ theo quan điểm của ông Đông thì lỗi gây mất nước, sụt lún, nứt nhà… nhất thiết phải đổ cho doanh nghiệp khác, không được kết luận là của Luyện kim đen Thái Nguyên cho dù trên thực tế khu vực công ty đào bới khai thác ngay sát nhà dân.

Không chỉ đặt điều kiện với dân mà Cty Luyện kim đen Thái Nguyên còn “yêu sách” với cả UBND tỉnh, UBND huyện. Hình như, ông Chu Phương Đông cho rằng đã “nắm thóp” lãnh đạo UBND tỉnh vì nhà dân bị sập thì nhất định phải có đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm mà tỉnh lại không thể chi hàng chục tỉ đồng từ ngân sách để GPMB, làm lợi cho doanh nghiệp.

Vậy nên, trong văn bản gửi UBND tỉnh, ông Đông tế nhị gửi gắm thông điệp đầy ẩn ý, thách thức: “Để đảm bảo an toàn và tài sản cho người dân, tỉnh Thái Nguyên nên trích ngân sách để di dời khẩn cấp các hộ dân sau đó cho doanh nghiệp thuê lại đất, thu hồi tiền di dời”.
 

Đền bù thiệt hại, không phải GPMB

Cho rằng chỉ cần tuyên bố đóng cửa mỏ, không tiến hành khai thác nữa là có thể rũ bỏ trách nhiệm và đẩy chính quyền địa phương cùng nhân dân xóm Hòa Bình vào thế khó. Nhưng ông Chu Phương Đông đã lầm.

UBND tỉnh Thái Nguyên đã thông báo kết luận đánh giá của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản - Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định hoạt động khai thác khoáng sản của Cty Luyện kim đen Thái Nguyên chính là nguyên nhân gây sụt lún, mất nước, sạt lở nhà cửa ở xóm Hòa Bình, xã Cây Thị.

Vì vậy, nếu Cty Luyện kim đen Thái Nguyên có đóng cửa mỏ không khai thác nữa thì vẫn phải chịu trách nhiệm với những thiệt hại mà công ty đã gây ra cho nhân dân địa phương.

Vấn đề hiện nay không phải là GPMB nữa hay không mà là câu chuyện bắt buộc phải đền bù thiệt hại. UBND tỉnh Thái Nguyên hoàn toàn có thể sử dụng quyền lực Nhà nước để buộc doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm đối với tổn hại đã gây ra cho các hộ dân trong vùng dự án.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất