| Hotline: 0983.970.780

Cú hích từ xây dựng NTM

Thứ Sáu 25/02/2011 , 10:27 (GMT+7)

Mới đây, Gio Phong đã được chọn làm xã điểm xây dựng NTM tại huyện Gio Linh.

Mô hình làm vườn ở xã Gio Phong khiến nông dân nhiều nơi đến học hỏi kinh nghiệm để xây dựng NTM

Xã Gio Phong thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị nhiều năm nay luôn đi đầu trên mặt trận kinh tế - an sinh- xã hội... Mới đây, Gio Phong được chọn xã điểm xây dựng NTM tại huyện Gio Linh.

Có vị trí nằm sát Quốc lộ 1 A và đường sắt nhưng Gio Phong vẫn là một xã thuần nông với những đặc sản nhà vườn rất nổi tiếng như: bột sắn dây, mây tre đan, trang trại su le (su su), mướp đắng... khiến nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh phải chú ý đến địa phương này. Ông Nguyễn Văn Út, cán bộ Văn phòng xã Gio Phong, vui ra mặt khi nói về câu chuyện xây dựng NTM trong những ngày đầu năm. Ông Út khoe, xã chúng tôi đã mời Viện Quy hoạch ngoài Trung ương vào làm quy hoạch tổng thể. Thế mạnh của mỗi vùng đất ở Gio Phong đã hình thành nên các vùng cây trồng đặc sản, giúp nông dân có thu nhập cao. Song để phát triển kinh tế có tổ chức và bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất thì chúng tôi chưa đạt đến. Do vậy, nhất định phải có quy hoạch đi trước một bước để xã hoạch định lại thế mạnh của từng vùng trong quá trình ra “biển lớn”.

Gio Phong có 3 thôn Gia Môn, Lan Đình và Lễ Môn với hơn 840 hộ. Mỗi thôn đều có một thế mạnh khác nhau về kinh tế - xã hội. Ông Út dẫn tôi về thăm thôn Lan Đình. Vùng quê này nổi tiếng với hội đu mùa xuân, bốn năm được tổ chức một lần, là nơi để tìm ra những nông dân lực lưỡng, dẻo dai và có tài nghệ. Song ở Lan Đình khiến nhiều người chú ý hơn là nghề đan mây tre tuyền thống. Hơn 200 hộ dân trong thôn sống với nghề đan thúng, mủng, sàng... để cung cấp cho nhu cầu nhà nông khắp tỉnh Quảng Trị. Thu nhập từ nghề đan rất đáng kể, góp phần làm cho cuộc sống của bà con ổn định.

 Sản phẩm nghề đan mây tre ở Lan Đình có tiếng khắp vùng, là một điểm nhấn trong quá trình phục hồi và phát triển hệ thống làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Trị. Người Lan Đình biết biến giá trị xưa của mây tre thành những mặt hàng thiết thực trong cuộc sống hôm nay. Thu nhập từ nghề mây tre đan mang đến cho người dân sự yên tâm, chỉ cần làm việc là có tiền. Sản phẩm nông nghiệp tại địa phương nhanh chóng trở thành hàng hoá. Điều này thì nhiều làng quê còn thua xa Lan Đình của xã Gio Phong.

Ông Trần Thoàn, Chủ tịch xã Gio Phong, cho biết: Những năm gần đây, nhờ mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật và nhiều mô hình làm ăn mới trong sản xuất nông nghiệp nên đời sống của bà con nông dân có nhiều cải thiện đáng mừng. Nổi bật nhất là phát triển kinh tế bằng mô hình trồng cây su le và mướp đắng. Đây là việc làm có thu nhập cao từ 50 đến 60 triệu đồng/ha. Gia đình anh Nguyễn Văn Lương ở thôn Lan Đình là một điển hình nông dân làm kinh tế từ việc trồng cây su le. Hiện tại sản phẩm su le của vùng này không chỉ cung cấp cho thị trường tỉnh Quảng Trị, mà còn được tiểu thương đưa đi các tỉnh khác tiêu thụ.

Phân tích những khó khăn để thấy xây dựng NTM ngoài nội lực thì đầu tư từ các nguồn trên xuống rất quan trọng, là “cú hích” mạnh để nông thôn dần dần từng bước thoát ra được cái ao làng, tiến đến văn minh, hiện đại hơn.

Anh Lương kể, công chăm sóc cây su le không tốn nhiều song lại cho thu nhập khá cao. Nhờ trồng su le mà anh nuôi nổi các con ăn học đàng hoàng. Ở Lan Đình có hàng trăm hộ nhờ trồng su le mà thoát nghèo, vươn lên cuộc sống đầy đủ. Là vùng đất trồng su le có tiếng nên nhiều nơi đã tìm về Lan Đình để học tập kinh nghiệm làm ăn. Mỗi lần như vậy, bà con nông dân Lan Đình vui vẻ chuyển giao, chia sẻ kỹ thuật cho những người có nhu cầu.

Một điều quý nữa không chỉ có ở thôn Lan Đình mà cả xã Gio Phong đó là tinh thần cầu tiến và chịu thương, chịu khó của người dân. Họ sẵn sàng đi khắp nơi để học tập kinh nghiệm để về xây dựng quê hương của mình sao cho bằng bạn bằng bè. Bà con nông dân ở xã Gio Phong rất tích cực trong công cuộc xây dựng NTM, xem đó là tiêu chí phấn đấu của các dòng họ trong các thôn, làng và chi bộ.

Ông Trần Thoàn cho biết đến nay có 9/19 tiêu chí xây dựng NTM xã đã đạt được. Còn nhiều tiêu chí vượt ra ngoài khả năng của người dân. Vậy nên sự quan tâm đầu tư của Chương trình, của Nhà nước là rất đáng chờ đợi để Gio Phong thực hiện thắng lợi mục tiêu lớn lao này. Ông Thoàn phân tích: “Năng lực kinh tế của xã Gio Phong có 300 ha ruộng ha vụ, 70 ha cao su tiểu điền, 40 ha hồ tiêu. Điều đó cho thấy nguồn thu của bà con từ nông nghiệp là chính. Nên bà con có muốn đóng góp thật nhiều, cùng nhau chia sẻ nhiệm vụ xây dựng NTM cũng không vượt ra khỏi giới hạn kinh tế của mình".

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bà Rịa - Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Chiều 28/3, Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị giao ban tổng kết hoạt động của các HTX nông nghiệp và lễ công bố, trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Bình luận mới nhất