| Hotline: 0983.970.780

Củ hoa súng chữa di mộng tinh

Thứ Ba 09/08/2016 , 13:15 (GMT+7)

Đông y cho rằng củ của cây hoa súng tính bình, vị ngọt, chát, quy vào kinh tâm thận can tỳ vị, có công dụng bổ tỳ, ích thận, cố tinh,...

Củ của cây hoa súng có tên thuốc Đông y là khiếm thực. Dược liệu thu được để làm thuốc là những củ nhỏ hình cầu dài, đường kính 0,5-0,8cm. Mặt ngoài đã bỏ vỏ nhẵn màu trắng xám, mặt cắt ngang màu trắng ngà có tinh bột, không mùi, vị nhạt, đem phơi hoặc sấy khô, sao vàng, bảo quản dùng dần.

Đông y cho rằng khiếm thực tính bình, vị ngọt, chát, quy vào kinh tâm thận can tỳ vị, có công dụng bổ tỳ, ích thận, cố tinh, được dùng làm thuốc an thần, thuốc cho người cao tuổi, thận yếu, lưng đau, mắc chứng tiểu đêm. Khiếm thực phối hợp với các vị thuốc khác chữa mộng tinh, di tinh, hoạt tinh... Liều dùng thông thường 12 -20g/ngày.


Củ của cây hoa súng có tên thuốc Đông y là khiếm thực

 

Kiêng kỵ: Ăn nhiều khiếm thực không bổ cho tỳ vị mà làm tiêu hóa khó.

Y học hiện đại, khiếm thực hàm chứa nhiều béo, chất bột, đường và các nguyên tố vi lượng có tác dụng bổ dưỡng, nâng cao sức khỏe.

Dưới đây là cách dùng khiếm thực kết hợp cùng các vị thuốc để chữa bệnh.

* Trị hoạt tinh (di tinh, tiết tinh...): Khiếm thực (chưng) 80g, liên tu 80g, liên tử 80g, long cốt 40g, mẫu lệ 40g, sa uyển tật lê 80g, liên tử tán bột để riêng, nấu làm hồ để trộn với thuốc bột của các vị kia, làm thành hoàn. Ngày uống 16 - 20g.

* Trị mộng tinh, hoạt tinh: Kê đầu nhục (khiếm thực) 60g, liên hoa nhụy 30g, long cốt 60g, ô mai nhục 60g. Tán bột. Lấy sơn dược chưng chín, bỏ vỏ. Nghiền nát như cao, trộn thuốc bột làm viên to bằng hạt đậu nhỏ. Mỗi lần uống 30 viên với nước cơm, lúc đói.

* Trị di tinh, bạch trọc: Khiếm thực, kim anh tử. Trước hết lấy khiếm thực giã nát, phơi khô, tán bột, trộn với cao kim anh làm viên. Ngày uống 8-12g.

* Chữa thận hư, khí nhược, tiểu tiện đục: khiếm thực 15g, phục linh 10g, gạo tẻ vừa đủ. Khiếm thực, phục linh giã nát, sắc trước với nước cho mềm, cho gạo vào nấu cháo. Ăn liền trong 5-7 ngày.

* Chữa di mộng tinh, mất ngủ: khiếm thực 10g, hạt sen 40g, phục thần 20g. Các vị đun nhỏ lửa cho mềm, thêm đường, bỏ bã phục thần, ăn hạt sen, khiếm thực, uống nước.

* Chữa thận hư, di tinh, đái dầm, tỳ hư, đại tiện lỏng: Khiếm thực 20g, hạt kim anh 15g, gạo lứt 100g, đường phèn vừa đủ. Hạt kim anh bỏ nhân cùng khiếm thực sắc lấy nước bỏ bã, cho gạo lứt vào nấu cháo, cháo chín, thêm đường vừa đủ, ăn trong ngày.

* Chữa khí hư, thận hư, di tinh, tiểu không tự chủ: Khiếm thực 30g, ngân hạnh 10g, gạo nếp 30g. Nấu cháo ngày 1 lần. 7-10 ngày là 1 liệu trình.

* Chữa chứng tiểu đêm, lưng đau, gối mỏi, tỳ hư, ăn uống kém: Khiếm thực sao vàng, tán bột mịn, ngày 2 lần, mỗi lần 8g, uống với nước sắc phá cố chỉ, ích trí nhân mỗi vị 6g.

* Chữa các chứng tỳ hư bất vận, tiêu chảy lâu ngày không dứt, ăn uống kém, thiếu lực, cơ thể mệt mỏi: Khiếm thực 30g, biển đậu 30g, liên nhục 30g, phục linh 30g, bạch truật 30g, sơn dược 30g, nhân sâm 8g, hạt ý dĩ 30g. Các vị trên tán bột mịn, ngày uống 2-3 lần pha với nước sôi, thêm đường cho dễ uống, mỗi lần 6g.

* Chữa viêm phế quản mạn tính, người già hư suyễn: Khiếm thực 50g, táo nhân 10g, cùi hồ đào 10g, gạo tẻ 100g. Khiếm thực đập giập, hồ đào nghiền cả vỏ. Các vị trên cho vào nấu cháo như bình thường, thêm đường phèn vừa đủ. Chia ăn ngày 2 lần.

* Chữa thần kinh suy nhược, viêm ruột mạn tính: khiếm thực và kim anh tử hai vị bằng nhau, tán nhỏ, thêm mật hoàn viên. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4g.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm