| Hotline: 0983.970.780

Củ ngưu bàng có tác dụng ngăn ngừa bệnh nan y?

Chủ Nhật 16/07/2017 , 08:40 (GMT+7)

Nhiều nghiên cứu ghi nhận những hoạt tính sinh học của ngưu bàng là hạ đường huyết, kháng sinh, chống u bướu. Ngoài ra, củ ngưu bàng có chất chống oxy hoá nên ngưu bàng cũng có khả năng ngăn ngừa được chứng ung thư và hạ thấp cholesterol trong máu.

Chúng tôi đi thăm cánh đồng trồng cây ngưu bàng rộng 5 ha nằm bên bờ Sông Mã, thuộc Huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Lâu nay, tôi nghĩ rằng chỉ có bên Nhật, bên Hàn mới trồng được cây này.

Từng có người đem cây ngưu bàng về trồng ở vùng đất Lâm Đồng nhưng không thành công. Bây giờ không còn nghĩ vậy nữa khi đứng trước cánh đồng ngưu bàng này. Một tín hiệu đáng mừng cho ngành thực phẩm và dược phẩm Việt Nam. Việt Nam có thể trồng ngưu bàng. Tuy nhiên, để phát triển loại cây này cần nhiều yếu tố khác như phải hiểu được giá trị của nó, phải nghiên cứu thổ nhưỡng nào thích hợp với nó…

Chủ đầu tư của cánh đồng này là anh Trịnh Hữu Đức, hiện đang công tác tại Ban Quan hệ và Hợp tác Quốc tế thuộc Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Cây thuốc Việt Nam. Anh vừa là giám đốc Công ty TNHH Sản Xuất và Dịch Vụ Thương Mại Tân Hương Đức, vừa là chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Dược Liệu Thành Hưng.

10-07-37_trng_38
Anh Trịnh Hữu Đức

Anh còn đưa chúng tôi đến tham quan vườn ươm cây thuốc giống ở bãi giữa Sông Hồng. Từ nơi đây anh cung cấp nhiều loại cây thuốc giống cho các vườn thuốc khắp cả nước. Chính vì nhiều năm anh làm việc và nghiên cứu trong môi trường cây thuốc và ươm cây thuốc giống nên anh hiểu được giá trị dinh dưỡng và dược tính của ngưu bàng cũng như biết cách ươm trồng nó. Nhờ thế anh mới trồng thành công cánh đồng ngưu bàng này và thu hoạch khoảng 150 tấn củ mỗi vụ.

Trao đổi giữa tôi và anh Trịnh Hữu Đức cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin về cây ngưu bàng và những giá trị của nó.

@ Cơ duyên nào đưa anh đến gặp cây ngưu bàng?

Tôi biết đến cây ngưu bàng thông qua bạn bè ở Nhật Bản. Người Nhật rất quí cây ngưu bàng và dùng củ ngưu bàng chế ra nhiều món ăn truyền thống bổ dưỡng. Củ ngưu bàng (tiếng Nhật là Gobo, tiếng anh gọi là Burdock Root) là rễ cứng đâm sâu và thẳng xuống lòng đất. Theo người Nhật, rễ ngưu bàng bám vững chắc trong đất nên cây ngưu bàng tượng trưng cho cuộc sống mạnh khỏe và ổn định. Nói cách khác, ăn món này trong năm mới thì bạn không bị kéo đi xuống.

@ Tại sao anh chọn trồng cây ngưu bàng?

Qua nghiên cứu và tìm hiểu, tôi biết ngưu bàng vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc được dùng rộng rãi ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Châu Âu.

Theo sách “Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam” của GS-TS Đỗ Tất Lợi, Tây y dùng củ ngưu bàng làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, chữa tê thấp, sưng đau khớp và một số bệnh ngoài da như hắc lào, mụn, lở loét. Đông y thường dùng quả ngưu bàng để chữa cảm cúm, thông tiểu, viêm tuyến vú, viêm phổi, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, viêm tai, mụn nhọt, sởi, đậu. Theo tài liệu cổ, ngưu bàng có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, tuyên phế, thấu chẩn. Do cây có tính hàn nên người tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng không được dùng.

Củ ngưu bàng có vị đặc trưng từ nhạt sang ngọt, hơi đắng khó nhận ra, mùi hơi hăng tuỳ thuộc vào tuổi và chất lượng của củ. Người ta cho rằng mùi vị ngon nhất nằm ngay bên dưới lớp vỏ. Củ dài đến 1m, bằng ngón chân cái hoặc lớn hơn. Củ là phần bổ dưỡng nhất chứa nhiều inulin (50-70%), glucoza, tinh dầu, vitamin và nhiều khoáng chất khác.

Inulin là chất xơ tan trong nước giúp các vi khuẩn có lợi trong ruột già phát triển, do đó có tác dụng tốt với người bị táo bón. Inulin có tác dụng tăng cường sự hấp thu một số muối khoáng như calcium, magnesium cần thiết cho cơ thể, đồng thời tăng cường sự tổng hợp các vitamin nhóm B. Inulin làm giảm hấp thu cholesterol và làm giảm cholesterol và lipid trong huyết tương, làm giảm lượng đường hấp thu nhưng không ảnh hưởng tới đường huyết cũng như việc tiết insulin và glucagon. Các nghiên cứu gần đây cho thấy inulin có thể đóng vai trò trong việc ngăn ngừa và ức chế ung thư ruột kết và ung thư vú. Sử dụng inulin trong khẩu phần ăn dưới 3g/ngày có tác dụng kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột già. Nếu dùng ở liều cao (44-49g/ngày) có thể gây ra tiêu chảy.

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu ghi nhận những hoạt tính sinh học của ngưu bàng là hạ đường huyết, kháng sinh, chống u bướu. Ngoài ra, củ ngưu bàng có chất chống oxy hoá nên ngưu bàng cũng có khả năng ngăn ngừa được chứng ung thư và hạ thấp cholesterol trong máu. Nghiên cứu đã ghi nhận ngưu bàng có tác dụng làm tan sỏi thận và có tác dụng chống ung bướu. Trung Quốc sử dụng ngưu bàng giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi di chứng tai biến mạch máu não. Củ ngưu bàng có tính tạo kiềm cho máu, tốt cho người ăn chay trường, người dư a xít và người bệnh.

Ngoài ra, cây ngưu bàng còn có hiệu quả về mặt kinh tế và nông nghiệp: thu nhập cao hơn nhiều so với trồng ngô, sắn mì… lại ít sâu bệnh, tạo công ăn việc làm cho nông dân. 

@ Anh trồng ngưu bàng để xuất khẩu?

Hai bộ phận thường được sử dụng của cây ngưu bàng là quả và củ. Chúng tôi trồng ngưu bàng lấy củ, một phần bán cho các đối tác bên Nhật Bản và Hàn Quốc, một phần tiêu thụ trong nước.

@ Hiện tại công ty của anh có sản phẩm nào liên quan đến ngưu bàng?

Hiện nay chúng tôi có những sản phẩm như: củ ngưu bàng tươi, ngưu bàng khô thái lát, trà túi lọc ngưu bàng, trà giảm cân ngưu bàng.

@ Anh vui lòng cho biết tình hình sử dụng ngưu bàng ở các nước cũng như ở nước ta?

Theo số liệu của hải quan Nhật Bản, một năm Nhật cần khoảng 90.000 tấn ngưu bàng các loại. Hàn Quốc cần khoảng 80.000 tấn. Các nước Châu Âu sử dụng ngưu bàng khá phổ biến. Hiện nay ở nước ta, các mặt hàng từ củ ngưu bàng còn tiêu thụ chậm, do người dân chưa biết đến giá trị dinh dưỡng của nó. Đây là một thách thức và cũng là cơ hội cho chúng tôi, những người đầu tiên phát triển cây ngưu bàng ở nước ta.

Cánh đồng này là dự án của Công ty TNHH SX & DVTM Tân Hương Đức phối hợp với Viện Công Nghệ Sinh Học và Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam thực hiện. Sắp tới, Công Ty Tân Hương Đức tiếp tục hoàn thành công nghệ và mở rộng diện tích trồng cây ngưu bàng để đáp ứng nhu cầu của đối tác trong và ngoài nước.

@ Anh vui lòng cho biết những món ăn chế biến từ củ ngưu bàng?

Trong thực dưỡng, củ ngưu bàng tươi được sử dụng trong các món ăn bổ dương lực, bổ thận như tekka, kho, xào, nấu canh, hầm lấy nước làm nước lèo cho các món phở, bún, hủ, tiếu… Củ ngưu bàng còn dùng làm món nộm, món salad, làm dưa chua, sấy khô ăn liền như bim bim.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.