| Hotline: 0983.970.780

Cứ “thắng tung hô, thua nghi bán độ” đến bao giờ?

Thứ Sáu 12/12/2014 , 12:08 (GMT+7)

ĐTVN tiếp tục gây thất vọng ở thời điểm được kỳ vọng nhất. Nhưng có chăng phản ứng quay lưng của người hâm mộ mới là điều cần phải suy ngẫm. / Khi tình yêu của người hâm mộ Việt Nam bị phản bội

Nhìn dòng người lũ lượt đổ về SVĐQG Mỹ Đình trước trận bán kết lượt về AFF Cup tối qua, ai cũng cảm nhận bầu không khí náo nhiệt mà lâu lắm rồi người dân nơi đây mới được cảm nhận khi ĐTVN thi đấu. Còn nhớ, lần gần nhất sân Mỹ Đình mở hội trớ trêu thay lại là những trận đấu của ĐT U19 Việt Nam, của những Công Phượng, Đông Triều hay Tuấn Anh…những mầm non đầy triển vọng của bóng đá Việt Nam.

Không khí náo nhiệt đầy sôi động trên sân Mỹ Đình trước trận đấu (Ảnh: Quang Trung)

Người hâm mộ kỳ vọng là thế sau màn trình diễn hoàn hảo, mà cần nhiều mỹ từ hơn thế để miêu tả trong chiến thắng 2-1 ngay tại “chảo lửa” Shah Alam của người Mã. Để rồi…tất cả uất nghẹn chỉ sau 45 phút đầu tiên của trận lượt về khi ĐTVN chơi như mơ ngủ, đặc biệt là hàng thủ và để thủng lưới tới 4 bàn ngay trên sân nhà.

“Đây là trận đấu tồi tệ nhất trong sự nghiệp của tôi, không chỉ tính về mặt tỷ số”, HLV Miura đã thừa nhận như vậy trong buổi họp báo sau trận đấu. 1 câu nói của nhà cầm quân người Nhật Bản đã quá đủ để tổng kết về thất bại khó có thể bào chữa của ĐTVN. “Tồi tệ nhất” và cũng dễ hiểu khi người hâm mộ thất vọng đến vậy khi đội nhà 1 lần nữa lại để thua trong trận đấu mà ai cũng nghĩ chúng ta sẽ giành chiến thắng.

Các CĐV bỏ về ngay khi trọng tài nổi còi kết thúc 45 phút đầu tiên trận bán kết lượt về (Ảnh: Q.T)

Khi kết thúc trận đấu, một BLV đã nói rằng các CĐV chúng ta đã thành công khi không có đổ máu trên sân Mỹ Đình dù đội nhà thảm bại với tỷ số 2-4 và dừng chân trước ngưỡng cửa “thiên đường” cũng như tiếp tục lỗi hẹn với tấm vé vào chơi trận chung kết mà ai cũng nghĩ chúng ta “đã nắm chắc trong tay”.

Thế nhưng với nhiều người, thái độ quay lưng của người hâm mộ đã khiến hình ảnh những CĐV chuyên nghiệp và chân chính của Việt Nam bị hoen ố. Chưa cần đợi trọng tài chính nổi còi kết thúc trận đấu, lũ lượt từng dòng người rời sân Mỹ Đình ngay trong giờ nghỉ giải lao, cũng giống như khi đến – chỉ khác là không ồn ào và giương cao lá cờ đỏ.


Đường pitch sân Mỹ Đình tràn ngập chai, lọ và rác thải có thể ném được mỗi khi đội khách ghi bàn (Ảnh: T.L)

Trên sân tràn ngập chai, lọ hay bất kỳ thứ rác thải gì có thể ném xuống được pitch mỗi khi các CĐV phải chứng kiến ĐT Malaysia ăn mừng bàn thắng – những hình ảnh phản cảm từ người hâm mộ mà không chỉ trong các trận đấu của ĐTQG mà còn ở ĐT U19 Việt Nam.

Không ít bộ phận khác, dù ở lại cho đến khi tan trận, nhưng là để nhiếc mắng, rủa xả các cầu thủ nhà cùng những lời chì chiết về “nghi án bán độ” như để cho…bõ công tới sân cổ vũ. Nhiều người khi chứng kiến bàn thua thứ 2 đã lắc đầu “lại bán rồi”, trong khi một số khác còn đưa ra ý kiến “giải tán ĐTVN nếu cứ đá thế này”.


Nỗi thất vọng của các CĐV Việt Nam

Thua trận tất cả đều thất vọng, đặc biệt là các cầu thủ. Bóng đá Việt Nam đang ở thời điểm “chạm đáy” của niềm tin và sự chịu đựng của người hâm mộ, sau những bê bối làm độ, dàn xếp tỷ số “động trời” trong năm qua - điều này không sai.

Vết thương vừa lành nay lại bị khoét sâu.

Tuy nhiên, có lẽ các CĐV chân chính và chuyên nghiệp đã quên 1 câu khẩu hiệu có nội dung tương tự là “Nếu không ở bên cạnh đội nhà khi thất bại, thì cũng đừng tung hô họ khi thành công”.

Các cầu thủ trở thành những “anh hùng bất đắc dĩ” trong những lời “có cánh” khi thắng trận và nhanh chóng trở thành tội đồ, cái gai trong mắt hay bia để người hâm mộ trút giận mỗi khi thi đấu không thành công.

Các CĐV yêu cầu niềm tin tuyệt đối mỗi khi ra sân cổ vũ cho ĐTVN thi đấu, vậy tại sao các cầu thủ không được kỳ vọng vào sự tin tưởng đến phút chót, ngược lại từ người hâm mộ? Và chúng ta cứ tiếp tục “thắng tung hô, thua chì chiết” hay tệ hơn là đổ vấy cho các cầu thủ bán độ đến bao giờ?

Câu hỏi này phụ thuộc vào thái độ, văn hóa cổ vũ của tất cả mọi người – những CĐV chuyên nghiệp và chân chính của bóng đá Việt Nam.

(vov.vn)

Xem thêm
Chiêm ngưỡng màn trình diễn đổ bánh xèo khổng lồ

CẦN THƠ Người dân háo hức chiêm ngưỡng 15 nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ, đường kính 3m phục vụ 1.000 khách tham quan tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm