| Hotline: 0983.970.780

Về bài “Nitrat trong thực vật có nguy hiểm?”

Cục An toàn thực phẩm phản hồi

Thứ Năm 21/05/2015 , 06:10 (GMT+7)

Theo Cục ATTP thì chỉ tiêu nitrat do cả Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế cùng chịu trách nhiệm về quản lý.../ Nitrat trong thực vật có nguy hiểm?

NNVN có bài viết “Nitrat trong thực vật có nguy hiểm?” phản ánh về các văn bản quy phạm pháp luật mới không còn quy định chỉ tiêu nitrat trong thực vật, cụ thể là rau, củ, quả... trong khi trước đây có quy định rất rõ ràng khiến người tiêu dùng, người SX và nhà quản lý hoang mang.

Trong bài, lý giải về sự thay đổi này, ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, theo điểm b khoản 1 Điều 62 Luật ATVSTP, Bộ Y tế có trách nhiệm ban Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với sản phẩm thực phẩm.

Vì vậy, QCVN01-132-2013 của Bộ NN-PTNT chỉ quy định mức giới hạn tối đa về kim loại nặng trong rau, quả, chè búp tươi theo quy định tại QCVN 8-2:2011/BYT; Mức giới hạn tối đa về vi sinh vật gây hại trong rau, quả theo quy định tại QCVN 8-3:2012/BYT và mức giới hạn tối đa về thuốc BVTV và hoá chất khác theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT.

Trong trường hợp chưa có quy định trong Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT thì áp dụng theo Thông tư số 68/2010/TT-BNNPTNT.

Tuy nhiên, khi tra Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT thì không thấy có quy định nào về chỉ tiêu NO3, còn tại Thông tư 68/2010/TT-BNNPTNT chỉ quy định nitrat trên hai loại rau là bina tươi (có tên gọi khác là cải bó xôi hay cải chân vịt) và rau diếp xoăn, các loại rau khác không hề thấy quy định.

Trong văn bản trả lời NNVN về chỉ tiêu nitrat trong thực vật, đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 62 Luật ATTP, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với sản phẩm thực phẩm.

Ngoài ra, Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), do vậy việc xây dựng và ban hành các quy định về ATTP để bảo vệ sức khỏe cần phù hợp với tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (CODEX) hoặc dựa trên kết quả phân tích nguy cơ đối với sức khỏe con người.

Cho đến nay, để đảm bảo ATTP và sức khỏe người tiêu dùng Cục ATTP đã trình Bộ Y tế ban hành một số quy định về giới hạn ATTP gồm: Mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm (Thông tư số 24/2013/TT-BYT); Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm (QCVN 8-1:2011/BYT); Giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm (QCVN 8-2:2011/BYT); Ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm (QCVN 8-3:2012/BYT); Dư lượng thuốc BVTV trong thực phẩm (Quyết định 46/2007/QĐ-BYT) và Quy định về quản lý phụ gia thực phẩm (Thông tư 27/2012/TT-BYT).

Đối với trường hợp nitrat trong rau quả, Cục ATVSTP cho rằng, hiện tại CODEX chưa có quy định mức giới hạn tối đa (CODEX chỉ có quy định giới hạn nitrat trong thực phẩm trong trường hợp nó được sử dụng làm phụ gia thực phẩm). Vì vậy, để có thể quy định cụ thể về mức giới hạn tối đa nitrat trong thực phẩm cần phải có dữ liệu đầy đủ về phân tích nguy cơ do tồn dư nitrat trong rau, quả gây ra đối với sức khỏe con người.

Theo phân công tại Luật ATTP: Rau, quả là sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ NN-PTNT và Bộ NN-PTNT chịu trách nhiêm phân tích nguy cơ đối với các sản phẩm này. Trên cơ sở phân tích đánh giá nguy cơ, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ NN-PTNT và các cơ quan hữu quan xem xét ban hành mức giới hạn tối đa nitrat trong rau quả để hạn chế các ảnh hưởng có hại có thể xảy ra đối với sức khỏe.

Hiện nay, để kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các sản phẩm này, Bộ NN-PTNT đã có Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/1/2013 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm ATTP trong quá trình SX, sơ chế (QCVN 01-132:2013/BNNPTNT) và Thông tư 68/2010/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2010 về việc ban hành “Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về ATVSTP đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật NK, SX lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN-PTNT” trong đó có quy định chỉ tiêu nitrat đối với một số loại rau, nội dung này phù hợp với quy định của EU về giới hạn nitrat trong thực phẩm.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất