| Hotline: 0983.970.780

“Cùng em tới lớp”, một năm nhìn lại

Thứ Ba 08/10/2013 , 10:22 (GMT+7)

Sau đúng 1 năm, chúng tôi có dịp gặp lại các học sinh nghèo vượt khó ở một số tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL được nhận xe đạp từ Chương trình “Cùng em tới lớp”...

* Quỹ Thiện Tâm và Báo NNVN tiếp tục trao 500 xe đạp

Sau đúng 1 năm, chúng tôi có dịp gặp lại các học sinh nghèo vượt khó ở một số tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL được nhận xe đạp từ Chương trình “Cùng em tới lớp” do Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) và Báo NNVN phối hợp thực hiện. Những chiếc xe đạp trở thành người bạn đồng hành cùng các em tới lớp trong suốt năm qua và còn đang tiếp tục trong năm học mới này.

Em Đoàn Thị Trúc Ly, học sinh lớp 10 Trường THPT Thoại Ngọc Hầu, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ là 1 trong 20 em học sinh nghèo được trao tặng xe đạp năm ngoái. Trúc Ly cho biết: “Từ ngày có được xe đạp do chương trình trao tặng, em đi học đỡ vất vả hơn rất nhiều. Trước đây, để vượt 5 km đến trường, em phải thức rất sớm vì phải đi bộ.

Giờ có xe rồi, em không chỉ đi một mình mà còn cho bạn khác đi cùng. Xe tốt nên suốt năm qua không gặp hư hỏng gì ngoài một vài lần bị xẹp bánh do cán phải đinh. Em cố gắng bảo quản xe thật kỹ để sử dụng trong suốt 3 năm học THPT”.

Vĩnh Thạnh là huyện ngoại thành của TP Cần Thơ, đời sống kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp. Từ lâu, Vĩnh Thạnh được nhiều người biết đến là vùng đất học, công tác "khuyến học, khuyến tài, khuyến đức” được chính quyền và nhân dân rất coi trọng.


Có xe đạp đôi bạn Trúc Ly - Thu Hồng chỉ mất 20 phút để tới trường

Dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng những học sinh ở đây đã phấn đấu vươn lên, không chỉ đỗ đạt tại các trường cao đẳng, đại học danh tiếng trên cả nước mà còn đi du học nước ngoài để đem kiến thức về phục vụ quê hương, đất nước.

Một năm trước, Chương trình “Cùng em tới lớp” do cũng đã đến cực Nam Tổ quốc trao tặng 40 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo học giỏi tại 2 huyện Cái Nước và Năm Căn của tỉnh Cà Mau.

Ông Lê Văn Đức, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Năm Căn, cho biết, một số điểm trường trên địa bàn huyện Năm Căn nằm trên tuyến QL 1A nên rất thuận tiện cho việc đi lại của học sinh. Tuy nhiên, nhiều học sinh không có điều kiện để mua xe đạp đến trường. Hằng ngày, các em phải đi nhờ xe của bạn khác hay đi bộ, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến học sinh bỏ học cao.

Trong năm học vừa qua, 20 em học sinh của 2 trường (Trường THCS xã Tam Giang Đông và Trường THCS xã Hàm Rồng) đã có điều kiện nhiều hơn trong việc tới trường khi nhận được xe đạp từ Chương trình “Cùng em tới lớp”. Đây là một hành động thiết thực giúp cho học sinh nghèo, học giỏi vươn lên học tốt.

Chưa hết niềm vui, em Thạch Chí Thiện (Trường THCS Tam Giang Đông) phấn khởi: “Gia đình con rất khó khăn. Hằng ngày cha mẹ cực nhọc lắm mới cho con tới trường được. Chiếc xe đạp đối với con là niềm mơ ước lớn nhất. Từ ngày nhận được xe con rất phấn khởi, con hứa sẽ học tập tốt hơn nữa để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô và các nhà hảo tâm”.

Ông Võ Tấn Liêm, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Cái Nước, nói: Huyện Cái Nước là huyện vùng ven của tỉnh Cà Mau, quanh năm nước nặn, kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, nhân dân sinh sống bằng một vụ lúa, một vụ tôm, nhưng tình trạng tôm chết kéo dài, lúa nhiễm mặn nên năng suất thấp, đời sống của đại đa số nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ học sinh bỏ học còn khá cao, việc đi lại và học tập của học sinh gặp rất nhiều khó khăn.

Do đó, chương trình hỗ trợ cho học sinh nghèo, vượt khó, học giỏi giữa Báo NNVN và Qũy Thiện Tâm giúp cho học sinh nghèo của huyện vừa qua là một chương trình mang tính nhân văn sâu sắc.

Tại Trà Vinh, chương trình “Cùng em tới trường” năm học 2012 - 2013 đã giúp cho 40 cho học sinh nghèo 2 huyện Cầu Kè và Trà Cú tiếp tục thực hiện ước mơ đến trường. Ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch Hội Khuyến học Cầu Kè (Trà Vinh), cho biết: Hiện còn trên 1.000 học sinh nghèo chiếm 6% tổng số học sinh trong huyện. Mặc dù, Hội Khuyến học huyện đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn đó không ít khó khăn trong việc vận động giúp đỡ học sinh nghèo!

Năm học 2012-2013, được sự quan tâm của Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) và Báo NNVN về trao tặng 20 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo trong huyện Cầu Kè đã phát huy hiệu quả lớn. Những chiếc xe trao cho các em sử dụng sau một năm vẫn còn rất tốt, hiệu ứng xã hội tốt.

Em Kiên Hồng Diễm, lớp 9A2, Trường THCS Phong Thạnh, xã Phong Thạnh (Cầu Kè, Trà Vinh) nói: Nhờ năm trước được nhà tài trợ trao cho chiếc xe đạp đã giúp em tiếp tục đến trường thuận lợi. Xe đạp của nhà tài trợ cho rất tốt, sau một năm sử dụng khung sườn, vành, đều tốt.

Ông Trần Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Khuyến học Trà Cú (Trà Vinh), cho biết: Trà Cú là một trong những huyện vùng sâu của tỉnh Trà Vinh, có đông đồng bào dân tộc Khmer nhất tỉnh. Huyện có 17 xã, 2 thị trấn với 160 ấp, khóm, có 43.783 hộ, dân số có trên 176.000 người, trong đó có hơn 60% là người dân tộc Khmer, người dân đa số sống bằng nghề nông.

Năm học 2012-2013, được sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm về trao tặng 20 xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học ở huyện Trà Cú, góp phần tháo gỡ những khó khăn cho học sinh nghèo. Những chiếc xe trao cho các em sử dụng đến thời điểm này vẫn sử dụng tốt. Đây là món quà quý giá, cả vật chất lẫn tinh thần, động viên khuyến khích các em cố gắng học thật tốt, rèn luyện đạo đức để đáp lại tấm lòng của nhà tài trợ.

Nhằm giúp đỡ những học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập, Quỹ Thiện Tâm và Báo NNVN tiếp tục thực hiện Chương trình "Cùng em tới lớp" năm 2013. Năm nay, chương trình trao 500 xe đạp, mỗi xe trị giá 1.350.000 đồng cho 500 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh: Vĩnh Long, Kiên Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái, thời gian diễn ra từ ngày 8-11/10.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm