| Hotline: 0983.970.780

Cùng nông dân nâng năng suất lúa

Thứ Năm 16/07/2015 , 17:08 (GMT+7)

SX lúa trên cánh đồng lớn, “làm cỏ” bằng việc ứng dụng thuốc trừ cỏ, một tiến bộ kỹ thuật đang được áp dụng mang lại hiệu quả diệt cỏ cao, giảm chi phí và công sức rất nhiều so với trước kia.

ĐBSCL là nơi cung cấp 50% tổng sản lượng lúa cả nước. Để có được sản lượng khổng lồ này là sự kết hợp kỹ thuật chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại, sự màu mỡ của đất, nguồn nước dồi dào. Và nổi bật hiện nay là sự phát triển của cánh đồng lớn.

“Công trồng là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”, câu nói của người xưa cho thấy việc quản lý cỏ dại là một vấn đề quan trọng để tạo ra năng suất cuối cùng. Lúa cấy mà không làm cỏ năng suất giảm 20 -40%, lúa gieo không làm cỏ sẽ thiệt hại 70 - 90% năng suất.

SX lúa trên cánh đồng lớn, “làm cỏ” bằng việc ứng dụng thuốc trừ cỏ, một tiến bộ kỹ thuật đang được áp dụng mang lại hiệu quả diệt cỏ cao, giảm chi phí và công sức rất nhiều so với trước kia.

Từ nhiều vụ nay, thuốc trừ cỏ Push 330EC là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều nông dân ĐBSCL trong việc quản lý cỏ sót cho ruộng lúa của mình.

Anh Nguyễn Ngọc Tấn ở ấp Quy Lân 7, xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) tham gia SX cánh đồng lớn, chia sẻ: “Tôi phun Push 330EC đã 4 - 5 năm nay rồi, diệt cỏ sót "rất êm". Đợi lúa sạ được khoảng 7 ngày là tôi phun Push 330EC, 1 ngày sau tôi cho nước vô và giữ nước khoảng 3 ngày thấy cỏ vàng đọt, sựng lại, thối và chết từ từ, tới 5 ngày sau là cỏ mất tiêu hết. Chi phí tiết kiệm nhờ chỉ xử lý 1 lần, không phải phun đi phun lại, không tốn tiền thuê công xử lý bằng tay khi cỏ già như trước kia, giúp tôi giảm cả 1.000.000 đ/ha”.

Chú Mười, anh Tấn, chú Chín Si là số ít trong những nông dân tiêu biểu cho quản lý cỏ dại bằng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, mà cụ thể là sử dụng thuốc trừ cỏ để bảo vệ và “chinh phục năng suất lúa” bên cạnh các biện pháp canh tác tiến bộ khác trên cánh đồng lớn.

Kinh nghiệm làm lúa hơn 10 năm, chú Bùi Hùng Sỹ ở ấp Bình Hòa 2, xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên (An Giang) tham gia Câu lạc bộ nông dân Tân Thành (TTF- TanThanh farmer) đã 2 vụ, cho biết: “Trước khi tham gia Câu lạc bộ, tôi đã sử dụng Push 330EC và tiếp tục dùng đến nay, hiệu quả rất ổn định. Anh em nông dân ở đây thích nó lắm, năng suất lúa nhà tôi không vụ nào dưới 8 tấn/ha, kể cả vụ HT. Chi phí diệt cỏ rất thấp, nhờ vậy lợi nhuận 40% là thủ chắc”.

Lòng tin vào tiến bộ kỹ thuật của bà con nông dân thể hiện rõ ngay khi Push 330EC còn là một sản phẩm khảo nghiệm. Chú Nguyễn Văn Mười ở khóm VI, thị trấn Long Hồ (Vĩnh Long) đã mạnh dạn phun trên ruộng lúa của mình từ năm 2010.

Kết quả ghi nhận của thí nghiệm do ĐH Cần Thơ thực hiện cho thấy hiệu quả đạt trên 95% đối với lồng vực và cỏ đuôi phụng, những loại cỏ phổ biến và gây thiệt hại nặng cho ruộng, đồng thời tại đối chứng không phun thuốc trừ cỏ sẽ giảm năng suất 0,5 tấn/ha.

Sau 3 năm, để kiểm tra lại tính hiệu quả và sự ổn định của thuốc theo thời gian, thí nghiệm Push 330EC một lần nữa được phun trên chính ruộng của chú Mười vào năm 2013. Kết quả vẫn bảo đảm hiệu quả như trước. Chính vì vậy, chú Mười càng tin tưởng và sử dụng Push 330EC để quản lý cỏ dại cho đồng ruộng của mình.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất