| Hotline: 0983.970.780

Cùng phong trần với đồng nghiệp

Thứ Ba 15/08/2017 , 09:05 (GMT+7)

Nhà thơ Vũ Từ Trang là người con của đất Kinh Bắc. Anh lấy tên nơi chôn nhau cắt rốn Trang Liệt - Từ Sơn làm bút danh, thay cho tên khai sinh Vũ Công Định.

Chính vì lớn lên ở làng nghề truyền thống, mà Vũ Từ Trang rất thành đạt trong lĩnh vực chế biến gỗ. Không chỉ làm kinh tế cho mình, Vũ Từ Trang còn nghiên cứu và viết được cuốn “Nghề cổ đất Việt” dày hơn 600 trang. Bây giờ, nói về những nghề truyền thống đồng bằng Bắc bộ, thì Vũ Từ Trang đáng xếp vào hạng chuyên gia.

16-56-58_cuon_sch_vi_i_t_mi_phong_trn
Cuốn "Vì ai ta mãi phong trần" của Vũ Từ Trang

Thế nhưng, giấc mơ văn chương vẫn chưa bao giờ rời xa Vũ Từ Trang. Trái tim nhà thơ của anh vẫn cứ thổn thức: “Ở đấy cỏ cây ta thương lắm. Lối mòn mây ướt mướt chân em. Hãy nghe giun dế đầy tâm sự. Tấu lên một khúc lúc độc hành”.

Không chỉ viết cho bản thân, Vũ Từ Trang còn viết cho đồng nghiệp. Nhiều năm qua, Vũ Từ Trang ra mắt liên tục hai tập chân dung “Phía sau con chữ” và “Nhà văn độc bộ độc hành” để chia sẻ với bạn đọc hành trình cầm bút và hành trình làm người nhọc nhằn của những nhà thơ, nhà văn như Quang Dũng, Trần Lê Văn, Ngô Quân Miện, Nguyễn Bản, Nguyễn Xuân Thân, Thanh Tùng, Hoài Anh, Tạ Vũ, Nghiêm Đa Văn…

Nhà thơ Vũ Từ Trang cho rằng công việc ấy cũng là sự tiếp nối một dòng chảy: “Thể loại chân dung văn học, gần đây, được người viết và người đọc thêm nhiều quan tâm. Bởi lẽ, qua chân dung văn học, người đọc thêm hiểu về con người tác giả, hiểu thêm xã hội văn học nghệ thuật một thời. Người viết, gửi gắm được nhiều nỗi niềm với những người thân quen, với thời cuộc minh đã từng sống. Trên thế giới, nhiều nhà văn rất thành công trong thể loại này. Nhiều nhà văn nổi tiếng, đã viết những trang chân dung văn học đặc sắc. Ấy là Pau-tốp-xki, E-ren-bua, Nê-zơ-van viết rất hay về những người bạn văn cùng thời.

Ngay Gooc-ki, nhà văn hiện thực tiêu biểu của văn học Nga Xô viết, cũng dành nhiều trang sách viết về bậc tiền bối của ông - đại văn hào Lép-tôn-xtôi, rất xúc động. Nhà văn Áo Xtê-phan Xvai-gơ với những thiên truyện ngắn xuất sắc, thì những chân dung ông viết về bạn bè thật kỳ ảo. Ở Việt Nam, nhiều nhà văn cũng dành tâm lực đáng kể để thể hiện khuôn mặt và không khí văn chương một thời, như nhà văn Tô Hoài, Nguyễn Tuân… Gần đây, những trang sách viết về bè bạn của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, Vương Trí Nhàn… cũng gây ấn tượng mạnh với người đọc”.

Chân dung văn học, tưởng dễ viết mà lại rất khó hay. Bởi lẽ, làm sao phải cho độc giả thấy được tính cách và tác phẩm của mỗi nhân vật, chứ không phải những lời khen ngợi chung chung. Nhà thơ Vũ Từ Trang có ưu điểm của một người chân thành và chu đáo với bạn bè. Anh luôn mở lòng trân trọng đồng nghiệp, nên anh có được nhiều chi tiết đắt giá.

Ở tuổi 70, nhà thơ Vũ Từ Trang vẫn khá cường tráng, nhanh nhẹn và thường xuyên luyện tập thể thao. Tuy nhiên, không ai ngờ, nhà thơ đang tràn đầy sinh lực lại đột ngột mắc bệnh hiểm nghèo. Liên tục nhập viện để hoá trị và xạ trị, nhà thơ Vũ Từ Trang vẫn lạc quan viết những câu thơ: “Mình có là gì đâu, một tia nắng mong manh. Một lá cỏ rung rưng đằm sương trong suốt. Một ngọn khói chiều bảng lảng vị rạ rơm…” và tập hợp bản thảo để in tập chân dung văn học thứ ba “Vì ai ta mãi phong trần” để xuất bản.

Nhà thơ Vũ Từ Trang tâm sự: “Hầu hết những người tôi viết về họ, là những người chịu nhiều thiệt thòi, chịu sự khuất lấp, có thể vì số phận, hoặc vì thời cuộc. Nếu có viết về những người nổi tiếng, thì tôi cũng muốn dành những con chữ khắc họa lại một thuở lận đận, liêu xiêu của họ. Có bạn hỏi, sao không viết về những người đang nổi tiếng, hoặc viết về những người giữ vị trí trọng trách trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật, mà tôi có quen biết? Nếu viết như thế, bài viết dễ được đề cao, nổi tiếng theo? Tôi không trả lời, mà chỉ thầm nghĩ, với những người như thế, tôi cũng rất quý trọng. Nhưng thêm lời tụng ca về họ, liệu có cần thiết với tôi không? Vì thế, xuyên suốt ba tập chân dung văn học của tôi, hầu hết là chân dung những người lận đận, khuất lấp mà thôi”.

“Vì ai ta mãi phong trần” vẫn cùng mạch đập thân ái với “Phía sau con chữ” và “Nhà văn độc bộ, độc hành”. Thế nhưng, đọc “Vì ai ta mãi phong trần” khi biết tác giả đang chống chọi với bệnh nan y, càng thấm thía hơn những câu thơ anh từng viết: “Này sông mệt mỏi đừng trôi nữa. Uẩn ức tim ta muốn vỡ oà. Còn còn mất mất là muôn thuở. Sỏi đá vì ai hoá ngọc ngà”.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm