| Hotline: 0983.970.780

Cùng tìm hiểu phong tục đón năm mới ở các nước châu Á

Thứ Tư 11/10/2017 , 15:11 (GMT+7)

Người Á Đông vốn rất coi trọng giá trị của gia đình và có nhiều ngày lễ đoàn viên trong năm, có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống. 

Nếu người phương Tây coi ngày Giáng sinh là ngày lễ đoàn viên lớn nhất thì người Á Đông lại rất mong chờ dịp Tết cổ truyền – ngày lễ lớn nhất trong năm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về phong tục đón năm mới ở châu Á thì nhanh tay lên kế hoạch cho những trải nghiệm tuyệt vời trong chuyến du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sắp tới thôi!

Tết truyền thống Seollal tại Hàn Quốc

Seolla là tên gọi ngày Tết truyền thống ở Hàn Quốc, là dịp lễ quan trọng nhất trong năm, thường kéo dài trong ba ngày là 30, mùng 1 và mùng 2 Âm Lịch. Đây là thời khắc các thành viên gia đình đoàn tụ bên nhau, hướng về tổ tiên. 

Các thành viên trong gia đình tụ họp và dâng đồ ăn và đồ uống lên tổ tiên

Trong văn hóa người Hàn Quốc, Seollal không chỉ đơn thuần là thời khắc đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới. Những người con dù ở xa cũng sẽ cố gắng trở về, đoàn tụ bên gia đình, tỏ lòng biết ơn với những thế hệ đi trước và hướng về tổ tiên. Nhiều du khách cũng coi đây là thời gian đẹp nhất trong năm để đi du lịch Hàn Quốc.

Trong lễ Seollal, người Hàn sẽ mặc những bộ Hanbok đẹp mắt, thực hiện các nghi thức truyền thống và quây quần, cùng thưởng thức những món ăn truyền thống ngon miệng. Mâm cơm truyền thống của người Hàn Quốc thường có tới hơn 20 món ăn được chế biến cầu kì, trình bày đẹp mắt. Trong đó không thể thiếu món canh bánh gạo Tteokguk, món Ttok-kuk và kim chi.

Vào đêm Giao Thừa, người Hàn Quốc có tục đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma, mọi người thường thức thông đêm vì quan niệm rằng, nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
 

Phong tục đón Tết Âm Lịch của Đài Loan

Văn hóa của Đài Loan chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc, vì vậy, bạn sẽ thấy phong tục đón Tết ở Đài Loan khá giống với ở Trung Quốc, và người ta cũng gọi đây là Tết Trung Quốc. Giống với phần lớn các nước Á Đông, Tết ở Đài Loan được tính theo Âm Lịch, tính từ ngày Mùng 1 đầu tiên của Âm Lịch đến ngày rằm – ngày 15 Âm Lịch. Đây chính là thời khắc quan trọng nhất trong năm, mọi người con dù ở đâu cũng về đoàn tụ cùng gia đình đón giao thừa.

Một con đường trang hoàng đầy đèn lồng rực rỡ ở khu chợ đêm Raohe, Đài Bắc, Đài Loan, Trung Quốc

Trong dịp này, mọi người thường trang trí nhà cửa bằng màu vàng và đỏ, vì người ta tin 2 màu này sẽ đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Đâu đâu, bạn cũng bắt gặp màu đỏ, từ những đèn lồng đỏ, tranh treo tường đỏ, trang trí màu đỏ, tất nhiên, những bao lì xì, còn được gọi là hongbao, cũng là sắc đỏ. Nhiều người phương Tây lần đầu du lịch Đài Loan dịp này chắc chắn sẽ bất ngờ khi đâu đó lại vang lên tiếng pháo nổ.

Ngày đầu tiên của dịp lễ, người lớn sẽ tặng trẻ em những bao lì xì cùng những lời chúc tốt đẹp dành cho nhau, bên trong bao lì xì là tiền giấy. Người lớn thường giải thích cho trẻ em cách sử dụng tiền lì xì sao cho ý nghĩa .

Những món ăn được người Đài Loan ăn nhiều trong dịp này là cá, gà, màn thầu, phần vì cách đọc của những món ăn này gần với “may mắn”, “tài lộc” và những chiếc bánh màn thầu có hình dáng tựa những thỏi vàng nên có ý nghĩa sẽ mang lại phú quý.
 

Người Nhật đón Tết Dương Lịch

Những vị khách thập phương lần đầu du lịch Nhật Bản chắc chắn sẽ yêu thích không khí an lành, vui vẻ của dịp tết truyền thống ở Nhật Bản.

Không khí lễ hội trong ngày tết ở Nhật Bản

Không giống với các nước Á Đông khác, người Nhật lại đón tết Dương Lịch, nhưng không có nghĩa là phong tục này ở xứ Phù Tang thiếu đi những màu sắc văn hóa, ngược lại, có rất nhiều nghi lễ được thực hiện trong những ngày này.

Trước ngày tết, người Nhật sẽ mua sắm cho gia đình và dọn dẹp nhà cửa để các vị thần năm mới đến nhà. Sau đó, khoảng vào ngày 28 hoặc 30, mọi người trong gia đình bắt tay vào trang trí nhà cửa, đầu tiên là đặt Kadomatsu, được làm bằng ba ống tre tươi, vài cành thong được xếp theo số lẻ và những chi tiết trang trí khác, bên cạnh cửa nhà. Người Nhật tin rằng,  Kadomatsu tượng trưng cho sức sống bất diệt của người dân Nhật Bản và sẽ đem đến những điều tốt đẹp trong năm mới.

Vào những ngày đầu năm, người Nhật còn treo một Shimenawa trước cửa nhà để xua đuổi ma quỷ và chào đón những vị thần may mắn. Shimenawa có hình dáng khá lạ mắt, có thể sẽ có những hình dáng khác nhau ở mỗi gia đình nhưng thường có màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt lành, bình yên.

Người Nhật cũng thường trao cho nhau những thiệp chúc tết có vẽ hình 12 con giáp hoặc ảnh gia đình, gửi đến người thân. Tuy gần đây, người ta không còn chuộng những tấm thiệp viết tay như trước đây, nhưng một tấm thiệp viết tay bao giờ cũng đem đến cảm giác đặc biệt hơn.

Vào dịp này, người ta thường quây quần cùng nhau ăn những món sushi, sashimi, bánh dày ozone, bánh kagamimochi, osechi, kobumaki thơm ngon, tận hưởng không khí đoàn viên ấm cúng, ý nghĩa.

Công ty Du lịch TransViet

Địa chỉ: 170-172 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6 Quận 3, TP. HCM

Điện thoại: (028) 7305 7939

Website: www.transviet.com.vn

 

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất