| Hotline: 0983.970.780

Cuộc chiến gián điệp trên chiến trường không gian ảo

Thứ Năm 25/05/2017 , 15:24 (GMT+7)

Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 chứng kiến sựu bùng nổ thông tin và vai trò cực kỳ to lớn của không gian internet. Cuộc chiến gián điệp và phản gián giữa Mỹ và Trung Quốc có thêm chiến trường mới: không gian ảo.

11-01-58_hckers-mster1050
Các đối tượng bị truy nã bởi FBI

Một năm sau khi tổng thống Barack Obama cảnh báo rằng các hoạt động gián điệp của Trung Quốc đang đe dọa làm xói mòn quan hệ Washington-Bắc Kinh, chính quyền Mỹ khởi tố các hacker quân đội của Trung Quốc.
 

“Vụ ăn cắp thế kỷ”

Theo tờ Telegraph, ngày 19/5/2014, Mỹ tung ra chiến dịch trả đũa công khai đối với các hoạt động được cho là các cuộc tấn công do tình báo công nghiệp Trung Quốc thực hiện. Mỹ tuyên bố họ đã khởi tố 5 sỹ quan của Quân Giải phóng Trung Quốc với cáo buộc nhóm này đánh cắp các bí mật của nhiều công ty Mỹ.

Trong một động thái ngay lập tức dấy lên sự căng thẳng trong quan hệ Trung- Mỹ, Bộ Tư pháp Mỹ rầm rộ công bố chiến dịch “trả đũa” đối với cái mà họ gọi là “vụ ăn cắp của thế kỷ 21”, đột ngột chấm dứt thời kỳ ngoại giao êm ả giữa đôi bên.

“Vụ việc này có thể coi là tiếng chuông báo về sự nghiêm trọng của các mối đe dọa trên mạng hiện nay”, Eric Holder, tại thời điểm đó là bộ trưởng Tư pháp Mỹ, bình luận khi thông báo về vụ khởi tố. “Những cáo buộc này thể hiện một bước tiến then chốt trong việc xử lý các mối đe dọa đó”.

Các chuyên gia nói trong khi Trung Quốc chắc chắn chẳng bao giờ hy sinh các hacker chuyên nghiệp của họ để Mỹ có thể xét xử các nghi can tại đất Mỹ, động thái đưa ra tòa án hồ sơ vụ án là một bước di mới cả về ý nghĩa ngoại giao và pháp lý, nó làm thay đổi thái độ của người Mỹ về vấn đề an ninh mạng, thậm chí là mở đường cho các đợt cấm vận có mục tiêu trong tương lai chống lại Bắc Kinh. Trung Quốc phản ứng nhanh chóng và giận dữ, cho rằng Mỹ dùng chứng cớ ngụy tạo, yêu cầu nước này hủy bỏ lệnh khởi tố. Trung Quốc cũng tuyên bố tạm dừng việc tham gia một nhóm làm việc chung giữa đôi bên về vấn đề an ninh mạng toàn cầu.

“Động thái đó đã vi phạm nghiêm trọng các quy ước thông thường trong quan hệ quốc tế và hủy hoại mối quan hệ, niềm tin giữa Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc đã phản đối, thúc giục phía Mỹ sửa sai và ngay lập tức hủy bỏ lệnh khởi tố”, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết.
 

Mỹ không lùi bước

Tuy nhiên, phía Mỹ không tỏ dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ lùi bước trước vấn đề này, cho thấy lệnh khởi tố không phải là đơn lẻ và còn lặp lại.

“Bản cáo trạng đầu tiên đối với các tội phạm mạng Trung Quốc đã mở đường cho các lệnh khởi tố khác”, Robert Anderson, phó giám đốc FBI nói. “Đây là điều bình thường mới. Đây là điều các bạn sẽ còn thấy tiếp diễn trong tương lai”.

Mặc dù phía Trung Quốc phản đối, bản cáo trạng dài 56 trang tập trung kết tội Đơn vị 61398 của Quân Giải phóng Trung Quốc đóng ở Thượng Hải. Năm 2013, Mỹ đã đề cập đơn vị này của Trung Quốc trong một bản báo cáo, coi đây là tâm điểm của các chiến dịch tình báo công nghiệp-thương mại của Trung Quốc.

Mỹ cáo buộc Đơn vị 61398 đánh cắp các công nghệ, từ tấm năng lượng mặt trời tới các thiết kế nhà máy điện hạt nhân từ 5 công ty của Mỹ và các nghiệp đoàn thép từ năm 2006-2014 để làm lợi cho các công ty nhà nước Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên Mỹ đáp trả đối với các thách thức từ Bắc Kinh khi tung ra các bằng chứng đáp ứng các yêu cầu của tòa án về hoạt động do thám trên không gian mạng, một hành vi mà phía Trung Quốc luôn lên tiếng chối bỏ.

Mỹ quyết định đối đầu với Trung Quốc một năm sau thời điểm tổng thống Barack Obama nêu vấn đề với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hội nghị kéo dài 2 ngày tại Mỹ. Trong hội nghị thượng đỉnh này, Mỹ đã hy vọng mối quan hệ Trung –Mỹ bớt thế đối đầu.

Bản cáo trạng của chính phủ Mỹ nêu đích danh một số hacker Trung Quốc và các bí danh trên mạng của họ, ví dụ “UglyGorilla”, “JackSun” “KandyGoo” , cũng như các công ty mà các hacker này nhắm tới, bao gồm Công ty điện hạt nhân Westinghouse, Công ty thép US Steel lớn nhất nước Mỹ; công ty nhôm Alcoa và SolarWorldcông ty hàng đầu của Mỹ về năng lượng mặt trời.

Trong một động thái chọc tức Bắc Kinh, FBI tung ra các poster “lệnh truy nã” kèm hình ảnh các nhân vật bị cho là hacker Trung Quốc.

Trong số này, một sỹ quan của Giải phóng quân Trung Quốc tên là Tôn Khải Lương với bí danh "Jack Sun” bị cáo buộc đánh cắp các thiết kế ống thép, kết cấu đỡ ống thép… của các lò phản ứng hạt do Westinghouse thiết kế khi công ty này đang đàm phán xây nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc.

“Các nạn nhân rất mệt mỏi với việc bị đánh cắp”, David Hickton, luật sư ở bang Pennsylvania, nơi khởi tố vụ án nói. “Vụ trộm thế kỷ 21 cần phải được chấm dứt. Chúng tôi sẽ không ngồi yên để người ta làm bậy”.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng những rò rỉ từ cựu nhân viên CIA Edward Snowden cho thấy dường như phía Mỹ từng thâm nhập vào hệ thống máy tính của công ty viễn thông khổng lồ Hoa Vỹ (Huawei) của Trung Quốc.

Và Mỹ không cấm vận được quân đội Trung Quốc, nhưng họ hoàn toàn có thể ra tay với các công ty có mối liên hệ với Giải phóng quân Trung Quốc.

Xem thêm
Nhịp sống giới trẻ phản ánh trong bộ phim ‘Bóng của thị thành’

Nhịp sống giới trẻ thời công nghệ số có những màu sắc bất ngờ, thể hiện qua bộ phim ‘Bóng của thị thành’ phát sóng trên HTV7, Đài truyền hình TP.HCM.

Rượt đuổi mãn nhãn, Man United đả bại Liverpool tại Cúp FA

Trận Tứ kết Cúp FA giữa Man United vs Liverpool đã diễn ra với kịch bản không ngờ khi hai đội rượt đuổi nghẹt thở trong suốt 120 phút của trận đấu. 

120 vận động viên tham gia giải dù lượn trên cao nguyên đại ngàn

Giải dù lượn tại huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) sẽ quy tụ 120 vận động viên, trong đó có 41 vận động viên người nước ngoài tham gia tranh tài.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.