| Hotline: 0983.970.780

Cưới vợ, nợ cả làng

Thứ Hai 04/04/2011 , 10:07 (GMT+7)

Đến dự lễ cưới của Phạm Hải Vũ và Lê Thị Hiền ở Đồng Lâm, vùng đất lúa ngoại thành Hải Phòng này, chưa kịp ngồi xuống ghế thì đã bị bọn trẻ xô ngả nghiêng. Chúng bất chấp quen lạ, vội vã xoà tay tranh cướp nhau đĩa kẹo, đĩa hạt dưa, thuốc lá mời khách mà cô gái vừa mới trịnh trọng đặt xuống.

Nhìn thấy cảnh này, bố Vũ ngượng quá, miệng xin lỗi khách, tay bóc vội bao thuốc thân tình mời từng người:

- Các chú, các bác thông cảm, ở xóm tôi vẻn vẹn có ba chục hộ. Mới đầu thì chỉ có đám cưới, sau dần đến đám tang và bây giờ thì tất cả cứ nhà có việc vui, buồn là cả xóm kéo nhau đến hết. Sự thân tình thái quá này chẳng phải chỉ một ngày đại sự mà nó là ngày trước và ngày sau nữa kia. Họ cùng giúp đỡ chia vui, chia buồn và cũng giúp nhau ăn ba bữa trong ba ngày liên tục, đã phá vỡ nền nếp phong cách sống của mỗi nhà. Sự đoàn kết thân tình này cũng có cái hay, đó là: Ngày vui thì gia đình càng vui thêm, mà ngày buồn thì cũng chóng nguôi ngoai làm cho xóm giềng càng thêm gần gụi, thân tình.

- Ừ, thân tình thật!- Một ông lão đứng ngắm bọn trẻ chúi đầu hút chung điếu thuốc lá, cười khẩy- Mỗi người ăn ba bữa hết bẩy lạng gạo, vậy 127 người của xóm ăn trong ba ngày sẽ là bao nhiêu? Cưới được vợ được chồng cho con, lo được chuyện hiếu nghĩa cho mẹ cha thì hết thóc, hết tiền. Ông cười dài giọng: - Tình nghĩa thật...

- Vậy ai đặt ra cái tập tục này?- Ông lão khi trước cướp lời.

- Nào ai? Nó xuất phát từ chuyện mua cỗ. Nhà có việc cưới xin, ma chay, họ hàng, anh em, làng xóm xa gần đều được mời. Mời ăn thì phải mừng, phải chia buồn bằng phong bì dăm bẩy chục ngàn tuỳ theo tình cảm. Thế rồi bữa nọ, con ông Tuân cưới chồng, chẳng biết rượu say hay rượu vào lời ra, một anh lớn tiếng:

- Ăn uống thật lực đi, cỗ trả tiền rồi! Thế là cái từ mua cỗ phát sinh từ đó. Người ta ngồi vào mâm là ăn thật lực, ăn không hết thì gói mang về, thậm chí không dám ăn thịt mà chỉ húp nước sáo rồi chia nhau. Một người đi đám cả nhà được ăn cỗ. Cỗ của mình, mình trả tiền rồi, ăn không hết thì mình mang về, để lại gia chủ còn cười cho cái bọn dở hơi. Cứ thế, người ta tự nghĩ ra những lời ác cho chủ để dễ bề mang các thứ còn lại trong mâm cỗ.

Đám này lấy phần được, đám khác càng phát huy thêm. Tình cảm vơi dần theo miếng xôi, miếng thịt. Thế rồi đến phiên ông Bản lo cho con, chẳng biết ông chơi trội hay muốn dẹp bỏ cái chuyện gói cỗ, ông mời mọi nhà, mọi người. Mời ăn ngày trước, ngày đại sự và cả ngày hôm sau. Ông thân tình:

- Xóm giềng tối lửa tắt đèn, bác và các cháu cùng đến mừng cho vợ chồng tôi, còn chuyện ăn uống chỉ thêm bát thêm đũa chứ có gì đáng ngại. Với lại các bác sang giúp mọi việc thì phải ăn với chúng tôi lưng cơm mới là nghĩa tình, chứ giúp rồi về nhà ăn cơm tình cảm bỗng xa lắc.

Quả nhiên cái “chiêu” của ông Bản hoá hay, không còn chuyện gói hoặc giấu giếm đồ ăn thức uống. Người nọ nhìn người kia, chẳng ai dám lấy phần, vì tất cả vợ chồng con cái đều ăn ở đây rồi, lấy về có mà để tiếng suốt đời. Và người ta dẹp bỏ chuyện lấy phần nhưng nhà có việc là cả xóm có mặt cũng bắt đầu từ đấy.

Rồi đám cưới của Vũ và Hiền, thật sự bố mẹ Vũ không muốn có chuyện đi đám cả nhà, cả xóm nên ông bà cẩn thận đến từng nhà mời mọc trịnh trọng:

- Vợ chồng tôi cưới vợ cho cháu, thực hiện chỉ thị tiết kiệm trong lễ hội, cưới xin, ma chay nên chỉ làm gọn dăm mâm cỗ, mời đại diện mỗi nhà một người đến ăn bữa cơm liên hoan mừng cho các cháu.

Những tưởng chuyện cẩn thận chỉ mời như thế thì dù có bầy hây đến đâu cũng chẳng ai dám đi hai, ba người. Thế nhưng mấy vị trong xóm lại nghĩ khác:

- Cha này định chạy làng chắc, ăn của người ta rồi giờ định chuồn sao?

- Không phải, nhà ông ta chẳng bao giờ đi đám hai người. Hoạ chăng đám tang có mời, hai ông bà đi viếng nhưng ăn cỗ thì chỉ có một.

- Bọn mình cứ đi cả, cái tập tục của xóm rồi.

Tuy không phải mọi nhà đều đi nhưng nhà Vũ bị một phen thất điên bát đảo, anh em con cháu hò nhau chạy như con thoi lo cỗ cho những vị khách không mời cũng đến ăn...

Thương cho đôi vợ chồng trẻ chưa kịp bước vào đời đã hứng chịu cái cảnh: “Con cưới vợ, nợ cả làng”. Không biết cái “tình đoàn kết” xóm ngõ này liệu có nên duy trì mãi chăng?

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm