| Hotline: 0983.970.780

Cướp ngư cụ táo tợn

Thứ Hai 06/12/2010 , 10:16 (GMT+7)

Tình trạng cướp ngư cụ đang diễn ra phổ biến ở hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau khiến nhiều ngư dân hoang mang, không dám ra khơi

Lú - loại ngư cụ bị cướp phổ biến nhất

Tình trạng cướp ngư cụ đang diễn ra phổ biến ở vùng biển giáp ranh giữa hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau khiến nhiều ngư dân hoang mang, không dám ra khơi. Không ít ngư dân đã bị cướp sạch ngư cụ chỉ trong một đêm.

Nạn cướp ngư cụ trên vùng biển Kiên Giang đã xảy ra nhiều năm nay nhưng thời gian gần đây bỗng trở nên nguy hiểm, rầm rộ. Bọn cướp càng lúc càng táo tợn, công khai và không hề tỏ ra sợ hãi khi bị ngư dân phát hiện, thậm chí sẵn sang quay lại chống trả, hành hung ngư dân. Mỗi nhóm cướp gồm 5-7 chiếc vỏ (thuyền nhỏ) trang bị máy công suất lớn quần thảo suốt đêm trên biển tìm cướp ngư cụ, bất chấp sự canh giữ của ngư dân. Theo nhiều ngư dân cho biết thì loại ngư cụ bị ăn cướp phổ biến nhất là lú (phương tiện đánh bắt bằng lưới bao quanh những khung sắt, dài đến 30 m). 

Anh Trần Thanh Tuấn, ở xã Vân Khánh (huyện An Minh, Kiên Giang) theo nghề biển được hơn một năm nay nhưng đã bị cướp đến 2 lần. “Bọn cướp đi theo đoàn và trang bị máy công suất lớn, tốc độ chạy rất nhanh nên khó lòng đổi kịp. Khi phát hiện, tôi đã vội vã rồ ga máy lao đến để truy đuổi. Nhưng khổ nỗi cứ đuổi chiếc này thì chiếc khác lại ập vào cắt lú. Bọn chúng cứ ung dung kéo lú lên vỏ rồi dùng dao cắt, đợi khi ghe tôi đến gần, tên cầm máy liền rú ga phóng mất. Sau khi cuốn sạch hết lú, bọn chúng nhắm hướng hải phận Cà Mau thẳng tiến rồi mất hút trong bóng đêm", anh Tuấn uất ức kể lại. Ngư cụ bị cướp sạch đã khiến gia cảnh anh Tuấn lâm vào khốn khó, nợ nần không biết cách nào trả nổi.

Thượng úy Phạm Quang Đáo, Trạm Trưởng trạm kiểm soát biên phòng Kim Qui, Đồn Biên phòng 714 (Kiên Giang) cho biết, phần lớn các vụ cướp đều xảy ra ở vùng biển giáp ranh với hải phận tỉnh Cà Mau. Sau mỗi vụ cướp bọn chúng đều chạy về hướng vùng biển Cà Mau. Vì vậy, muốn dẹp được bọn cướp này thì cần phải có sự phối hợp của ngành chức năng hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.

Ông Võ Hoàng Việt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Minh cho biết thêm, thời gian gần đây có rất nhiều ngư dân bị cướp ngư cụ đến phản ánh với cơ quan chức năng nhờ can thiệp. Tuy nhiên, do vụ việc xảy ra trên biển, lại diễn ra vào ban đêm nên rất khó vây bắt được bọn cướp.

Cùng thời gian với anh Tuấn còn có hàng chục ngư dân khác ở các xã Tân Thạnh, Thuận Hòa, Đông Hưng A... cũng bị bọn cướp hỏi thăm. Một số ngư dân cho biết, lợi dụng việc ngư dân dùng bộ đàm thông báo vị trí luồng lú của mình để các nghe cào biết mà tránh, bọn ngư tặc đã nghe trộm rồi tìm đến cướp. Thậm chí chúng còn giả dạng ghe cào lên sóng dò hỏi luồng lú để lừa ngư dân. Biển đêm trở thành nỗi ám ảnh thật sự đối với hàng trăm ngư dân ở vùng biển này. Nhiều ngư dân lo sợ chuyển sang đánh bắt ban ngày.

Khổ nỗi nghề đánh lú chỉ trúng vào ban đêm, thời điểm các loài tôm cá, cua, mực đi kiếm ăn. Vì vậy đi ban ngày hiệu quả rất thấp, tôm cá ít, không đủ chi phí xăng dầu. Có người sợ nên nghỉ hẳn, neo ghe tại bến không dám ra khơi.  Ông Trần Minh Đấu, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Khánh (huyện An Minh) cho biết, tình trạng cướp ngư cụ trên biển đã đến mức báo động, ngư dân vô cùng bức xúc. Hầu hết ngư dân làm nghề này đều là dân nghèo, ít vốn nên phải vay mượn nợ để làm. Vì vậy việc bị cướp đã khiến nhiều người lâm cảnh khốn cùng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm