| Hotline: 0983.970.780

Cúp điện - thiệt hại hơn cả dịch tai xanh

Thứ Hai 24/05/2010 , 10:28 (GMT+7)

Đi khắp các vùng nông thôn miền Trung mới thấy mỗi khi mất điện, mọi sinh hoạt của bà con bị đảo lộn, sản xuất đình trệ gây thiệt hại lớn hơn cả dịch bệnh gia súc gia cầm.

Người dân đổ xô đi mua máy tích nạp điện

Đi khắp các vùng nông thôn miền Trung mới thấy mỗi khi mất điện, mọi sinh hoạt của bà con bị đảo lộn, sản xuất đình trệ gây thiệt hại lớn hơn cả dịch bệnh gia súc gia cầm.

Về một số vùng nông thôn các tỉnh bắc miền Trung, đi đâu dân cũng nhốn nháo vì bị cắt điện. Người già thì đi lại luẩn quẩn trong nhà, lớp trung niên đứng tụm năm tụm ba ngoài ngõ, còn con nít thì chui lủi khắp bờ bụi tránh nắng. Ông Phạm Minh Tùy ở xóm 3 Lệ Ninh - Lệ Thủy (Quảng Bình) lượm tay phẩy chiếc quạt nan, mồ hôi nhễ nhại, nói: “Khổ lắm chú ơi! Mất điện thì cứ gọi là khổ trăm bề. Lúa thu hoạch về cứ chồng đống không có điện để giê quạt. Không bơm được nước giếng khoan lên, hơn tháng nay cả làng tôi kéo nhau đi tìm nước”.

Rời Quảng Bình, chúng tôi về Hương Đô – Hương Khê (Hà Tĩnh), nơi nóng nhất miền Trung, thường được điểm trên chương trình dự báo thời tiết của VTV. Cụ Trần Tiêu 87 tuổi nói: “Hương Đô được Chính phủ cấp điện 6-7 năm nay. Nhờ có điện mà dân chúng sống được qua mấy đợt nắng nóng liên tục kéo dài trên 40 độ C. Năm nay, ngược lại điện phập phù quá. Nhiều nhà lợn kêu inh ỏi suốt ngày vì thiếu nước, các vườn cây ăn héo rũ, người lớn trẻ con cứ khô quắt lại như phơi ngoài sân bóng”.

Chạy xuôi về vùng biển ngang Lộc Hà mới đến đầu làng cá, mùi hôi thối bốc đã lên nồng nặc, rất khó chịu. Ngư dân đi biển về, cá không có đá lạnh mà ướp, phải đổ tung ra phơi trên cát, trên sân nhà do bán không kịp, người dân cũng chỉ biết vớt vát bằng cách phơi cá may ra bòn mót được ít nhiều. Bà Nguyễn Thị Thắm, hộ kinh doanh mua, bán thủy hải sản ở xã Thạch Bằng nói: “Do bị cắt điện nên hệ thống làm lạnh, đá ướp lạnh không có, khiến toàn bộ cá, mực nhiều lúc đang ướp dở bị ươn bấy. Giờ ngư dân đánh bắt về, các cơ sở kinh doanh như chúng tôi không ai dám mua, ngư dân lại phải chịu bán đổ, bán tháo giá rẻ như bùn. Ngoài nghề cá ra nghề ấp trứng vịt ở Lộc Hà đã trở thành phong trào làm giàu, nhưng bị cắt điện nhiều gia đình phải thuê xe chở hàng vạn quả trứng ấp dở đi chôn”.

Một trong 22 ông chủ lò gạch tuynel ở Hà Tĩnh buồn bã nói: “Lâu nay điện ngày có ngày không, có khi 2-3 ngày mới có 1 ngày. Hàng triệu viên gạch, viên ngói đang đốt dở, bỗng dưng mất điện, lại phải khởi động lại từ đầu. Công nhân đến nhà máy, không có điện, phải quay về nhưng Cty vẫn phải trả lương cho họ vì không có thông báo trước. Cứ mỗi lần như thế Cty lại mất hàng chục triệu đồng. Cắt điện đã gần tháng nay, đa số các lò gạch tuynen đều chung cảnh ngộ, thua lỗ mỗi tháng mấy cộng dồn lại cũng không hề nhỏ”.

Khi xảy ra dịch tai xanh, dịch cúm gia cầm thì các cấp, Bộ ngành vào cuộc quyết liệt. Thiết nghĩ, giải quyết vấn đề thiếu điện âu cũng là việc cần làm ngay!

Một số nhà đầu tư lớn vào Hà Tĩnh cũng ngán ngẩm vì nạn cắt điện, bởi nhiều công trình đang xây dựng, lắp đặt dở dang như các cụm công trình KCN Vũng Áng, KKT Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, khu khai thác mỏ sắt Thạch Khê...không có điện mà thi công, xây dựng. Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Hà Tỉnh đã phải tổ chức buổi làm việc với Điện lực Hà Tĩnh. Ông Võ Kim Cự - Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh lo lắng: “Chúng tôi đang có hàng loạt dự án lớn, trong đó có nhiều dự án nước ngoài đầu tư xây dựng với tổng vốn đầu tư lên đến trên chục tỷ USD. Việc liên tục mất điện đã gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ xây dựng các dự án, đặc biệt là ảnh hưởng đến môi trường đầu tư”.

Điện là tiền đề cho công cuộc CNH-HĐH, không có điện thì không thể nói đến CNH- HĐH. Vì thế, việc chúng ta đầu tư xây dựng các công trình lớn như dự án sân golf, một số đại lộ và một số hệ thống công trình tầm cỡ quốc gia khác...có thể chưa cần thiết phải đầu tư xây dựng ngay bây giờ mà nên tập trung vào xử lý nguồn điện hiện nay. “Mùa” mất điện năm nay, nếu thống kê chính xác, tỷ mỷ, chúng ta thấy thiệt hại tính giá trị bằng tiền là rất lớn, có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng, thậm chí thiệt hại lớn hơn cả các loại đại dịch gia súc gia cầm cộng lại. Đó là chưa kể hệ lụy về mặt xã hội.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm