| Hotline: 0983.970.780

Cựu chiến binh làm trang trại

Thứ Hai 16/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Sau gần 30 năm "Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng", trở về với ý nguyện làm giàu, không cam chịu cảnh đói nghèo đeo bám đã thôi thúc người cựu chiến binh Trần Xuân Định san núi, phát triển kinh tế trang trại.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 1982 ông Định về quê xóm Cầu Bất, xã Na Mao, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên với đôi bàn tay không còn vẹn đủ.

Ngày trở về quê hương, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ tại xã Na Mao, làm Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội Nông dân, rồi làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

Đến năm 2012, ông nghỉ công tác, gần 30 năm nặng việc xã, việc làng cũng khiến đời sống kinh tế của gia đình gặp nhiều khó khăn. Đó cũng là lý do vì sao, ông càng quyết tâm thực hiện cho kỳ được ước mơ làm trang trại của mình, khi rời xa công việc xã hội.

Bắt tay vào thực hiện ước mơ, điều ông trăn trở nhất chính là vị trí để làm trang trại, làm sao phải vừa rộng rãi, thoáng mát, không ảnh hưởng đến các hộ dân khác và đặc biệt là phải đảm bảo được vệ sinh môi trường.

Khó khăn đầu tiên là diện tích đất của gia đình không đáp ứng được những tiêu chí ông đề ra. Sau nhiều lần trăn trở, suy nghĩ ông quyết định làm trang trại trên núi.

Tuy nhiên để thực hiện được quyết định này cũng không hề đơn giản, việc san phẳng mặt bằng tốn rất nhiều thời gian và công sức, đặc biệt, lựa chọn vị trí này cũng đồng nghĩa ông phải rời bỏ nhà đến sống trên trang trại.

Đã quyết tâm thì không sợ mạo hiểm, khó khăn ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng, bạn bè đầu tư hàng tỷ đồng, thuê máy múc, san phẳng 2 ha diện tích đất rừng do bố mẹ để lại, xây dựng 4 dãy chuồng nuôi lợn theo mô hình công nghiệp với hai khu riêng biệt, mỗi bên hai dãy.

Với lợi thế ở vị trí cao, khu chuồng trại rất thoáng mát, dễ thoát nước nên lúc nào cũng đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.

Bên cạnh đó, ông xây dựng thêm hệ thống tường rào bao quanh trang trại, để chăn thả thêm hàng trăm con gà đồi vừa tạo nguồn thực phẩm cho gia đình vừa tăng thêm nguồn thu hàng năm.

11-30-06_img_0800
Trang trại của cựu chiến binh Trần Xuân Định quy mô nhất xã Na Mao

Ông Lê Quang Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Na Mao chia sẻ: "Gần 30 năm làm cán bộ, chú Định luôn tận tâm, tận lực với công việc. Khi về hưu vẫn không chịu nghỉ ngơi, mạnh dạn làm trang trại trên núi để cải thiện đời sống gia đình. Đó là một tấm gương mà những người làm cán bộ như chúng tôi phải học hỏi, noi theo".

Khi mới bắt đầu, ông "lót chuồng" gần chục nái lợn và 50 con lợn con để nuôi thử nghiệm. Ông nuôi kết hợp cả lợn thịt và lợn nái để đảm bảo nguồn giống tự cấp cho mình. Ông chia sẻ: "Nuôi lợn quan trọng nhất là phải có giống tốt, nên khi chọn mua lợn nái, phải chọn những nái đẻ nhiều, chu kỳ đẻ đều, con to, khỏe mới đảm bảo được nguồn giống lợn thịt sau này".

Xã Na Mao có đến hơn 10 trang trại nuôi lợn với quy mô lớn, nhưng trang trại được đặt trên sườn núi thì chỉ có duy nhất trang trại của người cựu chiến binh này.

Là người đi sau, thực hiện muộn nên ông luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi qua sách báo, truyền hình, học hỏi từ những người bạn, anh em đi trước. Ông Định nói: "Chăn nuôi sợ nhất là dịch bệnh, có thể trắng tay lúc nào không hay. Cho nên công đoạn phòng trừ dịch bệnh tôi luôn ưu tiên số một".

"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" là cách thức để ông hạn chế rủi ro. Trong quá trình chăn nuôi, ông luôn đảm bảo chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, phun thuốc khử trùng, tẩy uế chuồng trại định kỳ hàng tuần để đảm bảo cho đàn lợn luôn được khỏe mạnh.

Ngoài ra, ông còn tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con, lợn nái nhằm hạn chế những rủi ro khi có dịch.

Qua 2 năm thực hiện, nhờ sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm ông đã có một vị trí trang trại lý tưởng với hơn 300 con lợn thịt, hơn 30 nái lợn đẻ cho thu nhập 200 - 300 triệu đ/năm.

Để giảm thiểu những rủi ro về biến động giá cả thị trường, ông nuôi theo hình thức gối đàn, xuất bán lứa này thì có 3 - 4 lứa khác kế tiếp ở các trọng lượng khác nhau. Trung bình, lợn nuôi từ 2 - 2,5 tháng đạt trọng lượng 50 - 55 kg nên 1 năm ông xuất chuồng từ 4 - 5 lần.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm