| Hotline: 0983.970.780

Cứu giá lúa gạo

Thứ Hai 17/03/2014 , 09:34 (GMT+7)

Chỉ trong tuần qua, diễn biến thị trường lúa gạo miền Tây đột ngột “tụt áp”. Cả nông dân và giới thương lái đều ngỡ ngàng. Trong khi đó chợ lúa gạo ở vùng biên cũng rơi vào trạng thái trầm lắng.

Nông dân, lái lúa… chờ thời

Vụ ĐX nhiều nông dân chuộng lúa thơm, lúa hạt dài mong bán được giá cao. Nhưng anh Tám, nông dân phường Thới Long, quận Ô Môn (Cần Thơ) vẫn chọn giống IR50404 như một cách tính “phòng thủ” chắc ăn, lấy năng suất cao bù giá, lợi nhuận vẫn không thua trồng lúa thơm Jasmine. Nhất là khi vài thửa ruộng lúa chín sớm đầu vụ trúng mùa đạt năng suất cao, gặp dịp trúng giá, gặt xong bán tươi 4.700-4.800 đồng/kg khiến cho nhiều nông dân đang chờ lúa chín khấp khởi mừng thầm.

Sau ngày 8/3, anh Tám gặt hơn 8 công lúa, năng suất lúa tươi trúng đậm trên 1 tấn/công. Nhưng chỉ vì gieo sạ trễ có 5-6 ngày, anh Tám thu hoạch xong không thể bán lúa tươi tại ruộng, do giá lúa rớt còn 4.200 đồng/kg, vậy mà thương lái cũng không mặn mà thu mua. Thế là anh Tám chất 9 tấn lúa xuống chiếc ghe khẳm lừ chở về nhà trong buổi chiều buồn, đành chịu cực phơi khô, trữ chờ giá.

Lúc này khi thông tin lúa trong vùng vào mùa thu hoạch rộ, đầu ra xuất khẩu các DN kêu gặp khó đã tác động mạnh làm cho giá lúa trong vùng giảm sâu. Nông dân làm lúa trúng vẫn buồn rầu vì khó bán được giá. Còn dân thương lái miền xuôi ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… gần như nghỉ tay, vì họ nói không thể ngờ được chỉ trong mấy ngày mua lúa về chưa kịp xay gạo giao cho DN đã lỗ mất 500-600 đồng/kg. Một số thương lái tính toán chọn cách chấp nhận lỗ, bỏ tiền cọc với nông dân còn hơn mang nặng gánh lo đóng lãi.

Anh Tương, thương lái lúa tại Ô Môn (Cần Thơ) phân trần: DN ra giá đặt hàng mua gạo qua chúng tôi. Tôi chạy về xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai (Cần Thơ) đặt tiền cọc 500.000 đồng/công trên 50 ha lúa IR50404 và hẹn với nông dân 10 ngày sau cho ghe tới mua, giá ấn định 4.600 đồng/kg. Tới nay lúa mất giá, lỡ phóng lao, tôi vẫn mua đúng giá như thỏa thuận ban đầu, chỉ có điều là thắt chặt thêm điều kiện chất lượng để làm vừa lòng phía DN thu mua bắt đầu khó tính.

 Đối với một số thương lái làm gạo thơm, khi DN ra giá 10.800 đồng/kg gạo Jasmine 85, có thương lái thận trọng chỉ mua lúa 5.430 đồng/kg, vì tính ra giao gạo 10.000 đồng/kg vẫn có lãi. Nào ngờ trong vòng hơn 10 ngày vừa mua lúa - vận chuyển - xay xát vẫn không kịp đến ngày giao gạo, giá trượt dần từ 9.800 đồng/kg xuống còn 9.400-9.500 đồng/kg, kết cục lỗ nặng. Do vậy hiện thời một số thương lái chạy hàng gạo thơm đặc sản ở vùng biên giới giáp Campuchia cũng chạy dạt về đậu ghe chờ thời.

Lúa nhập nội chào thua

Đi ngược lên vùng biên giới Tây Nam, băng qua những cánh đồng lúa chín vàng mơ trải rộng từ An Phú về Châu Đốc qua Tịnh Biên (An Giang), một số vùng ruộng đã gặt xong, lúa chở ra chất dọc ven đường. Cùng lúc này đồng lúa bên phía Campuchia cũng vào mùa gặt, là các giống IR50404 và một số giống lúa OM hạt dài.

15-29-13_lua-campuchia-cho-ve-ben-lua-gao-21-tai-tinh-bien-an-giang-anh-lhv
Lúa Campuchia bán qua bến chợ 21 tại xã An Nông, huyện Tịnh Biên (An Giang)

Tuy nhiên, trong tuần qua bến chợ 21 mua bán lúa, gạo nằm bên bờ kênh Vĩnh Tế, thuộc xã An Nông, huyện Tịnh Biên trở nên vắng lặng. Số ghe mua lúa của thương lái thưa thớt còn lại 9-10 chiếc nấn ná nằm chờ. Con số này chỉ bằng chừng 1/5 số lượng ghe lúa các tỉnh hạ lưu ĐBSCL tập trung đổ về vào lúc cao điểm. Chung qui vì giá rớt sâu, lúa “ngoại” từ Campuchia đang vào mùa thu hoạch nhiều gặp cảnh đụng hàng, dội chợ. Thương lái Việt đã giảm mua. Lúa IR50404 hiện còn 4.100-4.200 đồng/kg.

Theo dân thương lái vùng biên, những năm gần đây bên cạnh giống lúa mùa địa phương canh tác dài ngày (6 tháng), năng suất thấp nên gần đây nông dân Campuchia chuộng trồng các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao. Như số lượng lúa IR 50404 bán về bến chợ 21, xã An Nông, huyện Tịnh Biên (An Giang) chiếm hơn 50-60%.

Lân la chuyện trò với một số thương lái mua lúa Campuchia, họ cho biết: Bình quân mỗi ngày có hàng trăm tấn lúa được xe tải trọng lớn vận chuyển theo con đường Sứ thuộc huyện Kirivong, tỉnh Tà Keo chở về bán cho thương lái Việt. Phần nhiều là các giống lúa sóc, lúa mùa đặc sản và cả các giống ngắn ngày OM hay như IR50404… có giá bán thấp hơn giá lúa trong nước 200-300 đồng/kg.

Anh Dương Quốc Niếu, chủ kho mua lúa gạo tại bến chợ gạo 21 cho rằng: Lúc cao điểm trước và sau tết kho của tôi bình quân mỗi ngày mua hàng trăm tấn lúa bán lại cho ghe thương lái. Do giá lúa gạo trong nước giảm mạnh nên trong mấy ngày qua lượng lúa từ Campuchia bán qua An Giang hầu như không đáng kể. Kho của tôi cũng tạm ngưng mua lúa ngoại, để chờ giá tốt mới hoạt động trở lại.

Bà Trang, chủ kho mua lúa gạo Campuchia ở bến chợ 21 này, than thở: Chưa có năm nào gặp tình trạng lúa ĐX giá cả biến động bất thường và quá nhanh như vậy. Mua bán làm ăn càng trở nên khó khăn, vì vậy hiện nay có một vài kho không mua lúa trực tiếp nữa mà tạm chuyển sang làm “cò” trung gian mua bán sang tay ăn 5 đồng/kg lúa như một cách “án binh” để duy trì nguồn thu nuôi công nhân.

Bà Phạm Thị Hòa, thương lái ở huyện Châu Phú (An Giang), nói: Lúa gạo thật khó dự đoán, chỉ tính từ đầu vụ ĐX đến nay, tôi mua bán lúa đã lỗ đứt gần 200 triệu đồng. Như hồi đầu vụ ĐX tôi mua lúa dài trong tỉnh An Giang cung ứng gạo xuất khẩu, nhưng không có lãi. Tôi chuyển sang đi mua lúa của Campuchia, nhưng trong tuần vừa qua với 3 chiếc ghe (45 tấn/ghe) thay phiên mua lúa “ngoại” về xay, chuyến nào cũng lỗ. Mới đây tôi cho ghe đến và thương lượng giá mua lúa khô của Campuchia bán sang 4.800 đồng/kg, chở về xay xát mất thêm 3 ngày, tới lúc bán thì giá lúa đã giảm thêm 70-100 đồng/kg.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm