| Hotline: 0983.970.780

Cứu muối xong, lại cứu lúa

Thứ Sáu 02/07/2010 , 07:15 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng vừa ký văn bản số 993/QĐ-TTg ngày 30/6/2010, chỉ đạo mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn lúa quy gạo vụ HT 2010, thời gian thu mua từ 15/7-15/9/2010. Như vậy sau khi cho phép mua tạm trữ 200.000 tấn muối, Chính phủ lại ra tay cứu giá lúa HT.

*Có chủ trương tạm trữ, DN vẫn...ngồi chờ

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng vừa ký văn bản số 993/QĐ-TTg ngày 30/6/2010, chỉ đạo mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn lúa quy gạo vụ HT 2010, thời gian thu mua từ 15/7-15/9/2010. Như vậy sau khi cho phép mua tạm trữ 200.000 tấn muối, Chính phủ lại ra tay cứu giá lúa HT.

Theo đó, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ NN- PTNT hướng dẫn VFA tổ chức việc phân giao cho các DN mua tạm trữ lượng lúa, gạo nói trên, có tính đến kết quả đã thực hiện mua lúa, gạo vụ ĐX 2009/2010. Các DN thực hiện mua lúa, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Ngân sách sẽ hỗ trợ 100% lãi suất ngân hàng đối với số tiền vay mua lúa, gạo tạm trữ. Thời gian tạm trữ gạo được hỗ trợ lãi suất tối đa là 4 tháng, từ 15/7-15/11 tới. Với chỉ đạo nói trên, bắt đầu từ giữa tháng này, tình hình tiêu thụ lúa, gạo hàng hoá vụ HT ở ĐBSCL hy vọng sẽ được cải thiện hơn.

Nhưng hiện tại, nông dân vẫn đang rất khó bán lúa và giá lúa, gạo hàng hoá đã xuống khá thấp. Ngày 30/6, gạo nguyên liệu loại 1 chỉ còn khoảng 5.000 đ/kg, gạo nguyên liệu loại 2 khoảng 4.600 đ/kg, gạo 5% tấm tại mạn tàu ở cảng Sài Gòn chỉ còn 6.350 đ/kg. Trong khi đó thị trường XK tiếp tục khó khăn, giá gạo chào mua trên thế giới liên tục giảm. Giá chào mua của các nhà buôn thế giới với gạo Việt Nam hiện chỉ còn 350 USD/tấn (5% tấm) và 300 USD/tấn (25% tấm). Đầu ra càng khó khăn trong thời gian tới, khi Thái Lan đang có kế hoạch giải phóng kho hàng trên 6 triệu tấn gạo, Ấn Độ đang chuẩn bị bán gạo ra thị trường thế giới. Các nước như Pakistan, Mianmar, đanh cạnh tranh quyết liệt ở phân khúc gạo cấp thấp (25% tấm).

Tuy nhiên, nhờ chủ trương điều hành giá XK một cách linh hoạt của VFA, nên số lượng hợp đồng mà các DN mới đăng ký vẫn đang ở mức khá. Từ ngày 1-25/6/2010, các DN đã đăng ký hợp đồng XK thêm được 712.429 tấn gạo. Như vậy, từ đầu năm đến ngày 25/6, các DN đã đăng ký XK được 5,131 triệu tấn gạo, tăng tới 20,47% so cùng kỳ 2009. Nếu trừ đi lượng gạo đã giao cho khách hàng nước ngoài là 3,191 triệu tấn, thì lượng gạo còn chưa giao là 1,94 triệu tấn, trong khi tồn kho của ngành lương thực tính đến ngày 25/6 là 1,547 triệu tấn. Từ đó, có thể thấy, các DN vẫn đang có nhu cầu thu mua gạo hàng hoá phục vụ XK.

+ Ngay cả khi có hỗ trợ lãi suất của Nhà nước cho khoản vay mua tạm trữ lúa, gạo HT, chúng tôi cũng phải tính toán kỹ xem có tham gia được hay không vì nếu XK vẫn bị lỗ thì căng lắm. (GĐ một DN lương thực)

+ Mới đây, bà Korbsook Iamsuri, tân Chủ tịch Hiệp hội các nhà XK gạo Thái Lan thừa nhận rằng nước này đã mất vị trí số 1 trên thị trường gạo ASEAN. Trước đây, Thái Lan chiếm tới 60% lượng gạo cung ứng cho khu vực ASEAN, nhưng nay chỉ còn 30%. Trong khi đó, thị phần gạo của Việt Nam ở khu vực này đã tăng lên tới 60%. Trong năm 2009, Việt Nam đã xuất tới 2,8 triệu tấn gạo sang các nước ASEAN, còn Thái Lan chỉ XK được 640 ngàn tấn.

Thế nhưng, hầu hết các DN đều tỏ ra ngại ngần với việc thu mua lúa gạo hàng hoá vụ HT. TGĐ một Cty cổ phần nói thẳng “Là DN cổ phần, chúng tôi luôn phải đặt bài toán lợi nhuận lên hàng đầu. Giá gạo 5% tấm mà nước ngoài mới chào mua là 350 USD/tấn. So với giá gạo 5% tấm thành phẩm hiện nay, thì phải tính toán thật khéo DN mới có lời, nhưng rất ít. Không thì chỉ hoà hoặc lỗ. Nếu mua gạo HT để XK, không thể không trộn với gạo vụ ĐX. Năm nay nắng nóng nhiều, chất lượng lúa HT khá thấp. Với gạo tốt, tỷ lệ trộn là 50-50. Còn với gạo xấu hơn, phải dùng 2/3 gạo ĐX trộn với 1/3 gạo HT. Mà gạo vụ ĐX khi chúng tôi mua vào, giá cao hơn bây giờ nhiều. Đây là lý do chúng tôi mua gạo HT dè dặt và có chọn lựa kỹ càng”.

Vả lại với tình hình XK như hiện nay, theo quy luật thị trường và theo tinh thần văn bản 993/QĐ-TTg nói trên, quả thật rất khó để các Cty cổ phần, DNTN tham gia thu mua tạm trữ gạo hàng hoá vụ HT. Chính vì vậy, theo nhận định của một chuyên gia lúa gạo, để làm điều này chỉ có thể là các DNNN. Tuy nhiên, do còn “ôm” trong kho một lượng gạo không nhỏ cùng với giá gạo XK đang xuống khá thấp, nên các DN Nhà nước vẫn đang gần như “án binh bất động”, chờ tới khi VFA phân bổ chỉ tiêu và các NHTM đã thực hiện chủ trương cho vay mua tạm trữ lúa, gạo không tính lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ thì mới miễn cưỡng “ra tay”.

Điều này thật trái ngược với vụ ĐX vừa rồi. Khi ấy ngay từ đầu vụ, đầu ra XK cũng khó khăn không kém bây giờ khiến khả năng tiêu thụ lúa của nông dân gặp khó. Không chờ chỉ đạo và hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ, VFA đã tổ chức thu mua tạm trữ ngay 1 triệu tấn quy gạo, với mức giá tối thiểu 4.000 đ/kg. Nhờ đó giá lúa đã ổn định ở mức trên 4.000 đ/kg trong suốt thời gian thu hoạch lúa ĐX. Còn trong vụ HT này, khi VFA ngại bị dư luận chỉ trích, đã “ngồi chờ” chỉ đạo của Chính phủ về việc thu mua tạm trữ, lúa, gạo thì giá lúa hàng hoá trên thị trường đã xuống rất thấp. Và thật khó để “kéo” giá lúa lên tới mức đảm bảo cho nông dân lãi tối thiểu 30%, vì trong chỉ đạo nói trên của Thủ tướng Chính phủ, DN thu mua tạm trữ theo giá thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh và không bị khống chế bởi giá sàn.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm