| Hotline: 0983.970.780

Cứu sống 1 bệnh nhân bị kim đâm vào tim hiếm gặp

Thứ Ba 10/09/2013 , 08:59 (GMT+7)

Các bác sỹ Khoa tim mạch lồng ngực (Bệnh viện Việt Đức) vừa cứu sống một bệnh nhân bị kim đâm xuyên thấu vào tim.

Chiếc kim dài 4,5cm được các bác sỹ lấy ra trong tim của bệnh nhân

Các bác sỹ Khoa tim mạch lồng ngực (Bệnh viện Việt Đức) vừa cứu sống một bệnh nhân bị kim đâm xuyên thấu vào tim.

Phó giáo sư Nguyễn Hữu Ước – Trưởng khoa Lồng ngực tim mạch cho biết, đây là trường hợp rất hy hữu, lần đầu tiên gặp tại Bệnh viện Việt Đức.

Bệnh nhân là Nguyễn Văn H. (nam, 19 tuổi) ở tại Hòa Bình.

Người nhà của bệnh nhân cho biết, vào tối 7/9, do sơ suất, bệnh nhân đã nằm đè lên chiếc kim khâu, chiếc kim đâm xuyên vào trong ngực. Sau đó bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội, thấy sưng nề vùng ngực.

Điều dưỡng trưởng Nguyễn Xuân Vinh - Khoa tim mạch lồng ngực cho hay, bệnh nhân H. vào viện hoàn toàn không có triệu chứng gì đặc biệt ngoài việc đau ngực nhiều, vết thương rất bé ở ngực bên trái.

“Sau khi hội chẩn, các bác sỹ đã tiến hành mổ tim hở cấp cứu khẩn cấp cho bệnh nhân. Bởi nếu không phẫu thuật kịp thời khi tim co bóp sẽ làm cây kim chọc thủng tim của bệnh nhân. Nếu cây kim mà xoay dọc ra nó có thể làm tắc mạch ở các nơi khác nên rất nguy hiểm cho điều trị,” bác sỹ Vinh phân tích.

Phó giáo sư Nguyễn Hữu Ước cho hay, các bác sỹ đã quyết định làm liệt tim, chạy máy thở nhân tạo cho bệnh nhân, sau đó mở tim, cầm máu. Khi mở vùng tim ra, tim của bệnh nhân đã rách nham nhở. Sau hai giờ đồng hồ phẫu thuật, các bác sỹ đã lấy ra được cây kim dài 4,5cm ra khỏi tim của bệnh nhân.

Sau phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, bệnh nhân đã được chuyển về phòng hồi sức, 1 tuần sau bệnh nhân đã có thể ra viện.

Theo bác sỹ Ước, việc cây kim chui vào khớp, vào mạch máu đã có, tuy nhiên trường hợp kim chui vào tim quả là hiếm gặp.

Bác sỹ Ước khuyến cáo, cái kim rất nhọn, nên nó có thể đi vào cơ thể, đi qua da rất nhẹ nhàng, không gây đau đớn nhiều. Khi vào cơ thể, thì tùy theo sự vận động của cơ thể nó có thể di chuyển tới nhiều cơ quan khác nhau, cây kim có thể nằm trong cơ, nằm trong khớp, vào trong phổi và thậm chí vào trong tim như trường hợp trên. Việc cây kim chui vào trong da vào cơ thể và chạy theo nhiều hướng khác nhau, nên việc lấy cây kim ra rất khó khăn.

Vì vậy, người dân cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng các vật liệu như cây kim cần phải cất kỹ càng, tránh để xảy ra các trường hợp nằm đè lên kim gây ra những hậu quả rất đáng tiếc.

(Vietnam+)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm