| Hotline: 0983.970.780

Đã 9 ngày mất tích trong vô vọng

Chủ Nhật 24/10/2010 , 20:30 (GMT+7)

Chính quyền xã Ngư Lộc, ngư dân địa phương đang nỗ lực tìm kiếm chiếc tàu này cùng 9 ngư dân khắp vùng biển Thanh Hóa, Nghệ An... Nơi cửa biển Ngư Lộc, những thân nhân của 9 nạn nhân bị mất tích vẫn đang ngóng ra biển Đông chờ tin vui trong nỗi đau vô vọng.

Đến ngày 24/10 là ngày thứ 9 chiếc tàu câu mực của anh Nguyễn Văn Hợp và 9 ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đi câu mực ngoài biển bị mất liên lạc hoàn toàn với đất liền (Báo NNVN ngày 22/10 đã đưa tin).

Bà con ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) cùng người thân ra cửa biển Ngư Lộc ngóng tin người thân đang bị mất tích ngoài biển.

Chính quyền xã Ngư Lộc, ngư dân địa phương đang nỗ lực tìm kiếm chiếc tàu này cùng 9 ngư dân khắp vùng biển Thanh Hóa, Nghệ An... Nơi cửa biển Ngư Lộc, những thân nhân của 9 nạn nhân bị mất tích vẫn đang ngóng ra biển Đông chờ tin vui trong nỗi đau vô vọng.

Bị mất tích trong vùng biển có thời tiết xấu

Chiếc tàu câu mực của gia đình anh Nguyễn Văn Hợp có số đăng ký là TH 90455 TS, công suất 110 CV, ra khơi chuyến gần đây nhất là vào ngày 19/9. Thông thường, bà con ngư dân ở Ngư Lộc đi câu mực ngoài khơi mỗi chuyến khoảng một tháng, cách bờ biển Thanh Hóa khoảng 120 hải lý.

Anh Nguyễn Văn Tân (sinh năm 1981, trú tại thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc) - người lái chiếc tàu của anh Hoàng Văn Vinh (trú tại thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc) đi câu mực cùng đợt với tàu của anh Hợp kể lại: "Sáng 16/10, anh Hợp có dùng bộ đàm trao đổi thông tin với tàu chúng tôi cùng một số tàu của bà con ngư dân Ngư Lộc là có rãnh thấp và tin về cơn bão Megi sẽ vào biển Đông. Biển bắt đầu có gió mạnh, sóng lớn, nên các tàu nhanh chóng chạy vào đất liền tránh trú bão. Đến khoảng 13 giờ ngày 16/10, khi tàu của tôi chạy trước hướng về đất liền, còn tàu anh Hợp chạy sau, cách tàu của tôi khoảng 16 hải lý thì tôi mất liên lạc hoàn toàn với tàu anh Hợp. Tôi thông báo cho tất cả số tàu câu mực của ngư dân Ngư Lộc liên lạc với tàu anh Hợp suốt buổi chiều, tối 16/10, nhưng đều không liên lạc được. Trong khi đó, tàu của anh Hợp mới được tu sửa, trang bị hệ thống bộ đàm khá tốt, các ngư dân trên tàu của anh Hợp đều có điện thoại di động. Đến 20 giờ ngày 16/10, tàu của tôi và nhiều tàu của ngư dân Hậu Lộc đã vào đến bến an toàn. Còn tàu anh Hợp vẫn mất liên lạc cho đến ngày hôm nay. Theo phán đoán của chúng tôi thì tàu của anh Hợp bị mất liên lạc ở vị trí tọa độ 19 độ 32' N; 109 độ 48' E, trên vùng biển Thanh Hóa, cách bờ khoảng hơn 40 hải lý- nơi đây lúc đó thời tiết rất xấu, biển động nên có sóng to, gió lớn."

Vẫn nỗ lực hết sức

Những ngày này, ở các thôn Thắng Tây, Thành Lập, Nam Vượng, Bắc Thọ, Thắng Phúc (xã Ngư Lộc), người thân của các nạn nhân mất tích trên tàu câu mực mang số hiệu TH 90455 TS đang cầu trời, khấn phật mong cho các anh trở về bình yên. Nhiều thân nhân không kìm được nước mắt, nỗi đau và lo lắng tội cùng đã ngất xỉu nhiều lần. Tại gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Thu ở thôn Bắc Thọ, chị Nguyễn Thị Thảo- vợ anh Thu ốm nằm bẹp giường nhiều ngày nay, khi nghe tin chồng mất tích. Nghe có tiếng người lạ đến hỏi thăm, chị Thảo ngồi bật dậy hỏi dồn dập thông tin tìm kiếm anh Thu, bởi chị tưởng chúng tôi mang đến cho gia đình tin tốt lành. Khi biết vẫn chưa liên lạc được với tàu có anh Thu mất tích, chị Thảo vội ôm đứa con 4 tuổi chạy ra cửa biển Ngư Lộc gào khóc, kêu tên chồng dưới cái nắng hanh khô. Chị Thảo nói lạc giọng: "Hôm anh Thu đi chuyến này, anh ấy dặn tôi ở nhà gắng vay tiền mua gạo ăn cho năm mẹ con, đừng để tụi nhỏ đói cơm mà tội nó lắm. Anh ấy còn căn dặn dù có thiếu thốn tôi cũng phải dành tiền mua thuốc trị bệnh đau khớp kinh niên. Rồi sau chuyến đi câu mực thuê này, anh có tiền sẽ trả nợ dần. Vậy mà đến nay anh ấy vẫn chưa về. Mong sao tàu của anh ấy dạt vào một hòn đảo nào đó..."

Chị Đồng Thị Bắc- vợ anh Trần Văn Bình ở thôn Thắng Tây, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc cùng con nhỏ trước căn nhà sập xệ ngày đêm ngóng tin chồng.
Còn chị Đồng Thị Bắc (27 tuổi, ở thôn Thắng Tây)- vợ của nạn nhân Trần Văn Bình ôm đứa con nhỏ mới một tuổi, khóc khô nước mắt, mếu máo: "Anh Bình là lao động chính của gia đình tôi. Vì thương vợ không nghề nghiệp, hai con còn thơ dại (một đứa 3 tuổi, một đứa 1 tuổi), nên suốt những năm qua anh Bình phải đi làm thuê, lao động quần quật ngoài khơi để kiếm tiền nuôi vợ con và trả nợ số tiền mua căn nhà tạm đang ở hơn 30 triệu đồng. Mấy hôm nay đứa con nhỏ nhớ hơi bố, nên khóc ngằn ngặt suốt đêm. Khi tôi đắp chiếc áo của anh Bình lên người, nó mới chịu ngủ."

Ngày 24/10, ông Nguyễn Hải Năm- phó chủ tịch UBND xã Ngư Lộc cho biết: "Từ ngày 17/10 đến nay, chính quyền địa phương và gia đình các ngư dân mất tích đã huy động 10 tàu có công suất lớn đi tìm kiếm khắp khu vực vùng biển Thanh Hóa, Nghệ An, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin về chiếc tàu TH 90455 TS và 9 ngư dân trên tàu. UBND xã Ngư Lộc đã báo cáo sự việc với Ban chỉ huy PCLB tỉnh Thanh Hóa và UBND huyện Hậu Lộc để có hướng hỗ trợ tìm kiếm chiếc tàu mất tích. Bà con ngư dân địa phương vẫn hy vọng khi gặp sóng to, gió lớn vào chiều 16/19, chiếc tàu của anh Hợp có thể bị chết máy, nên trôi dạt vào khu vực nào đó..."

Hiện nay, các tàu của ngư dân và cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang tích cực tìm kiếm chiếc thuyền câu mực mất tích nêu trên. Được biết, cuối năm 2008, tại xã Ngư Lộc cũng đã có một chiếc tàu câu mực của ông Nguyễn Văn Chữ (ở thôn Chiến Thắng) bị mất tích trên biển Đông. Trên tàu lúc đó có 10 ngư dân, trong đó riêng gia đình ông Chữ có hai con trai, một con rể mất tích, đến nay vẫn chưa có tung tích gì về chiếc tàu này.

Danh sách những ngư dân đi trên tàu TH 90455 TS

1. Nguyễn Văn Hợp (SN 1984) trú tại thôn Thắng Tây, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc

2. Nguyễn Văn Lộc (SN 1979) thôn Thành Lập, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc

3. Đồng Văn Sơn (SN 1984) thôn Nam Vượng, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc

4. Nguyễn Văn Thắng (SN 1984) thôn Chiến Thắng, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc

5. Nguyễn Văn Sửu (SN 1963) thôn Thắng Tây, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc

6. Trần Văn Bình (SN 1984) thôn Thắng Tây, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc

7. Nguyễn Văn Hải (SN 1984) thôn Minh Thắng, xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc

8. Nguyễn Văn Thu (SN 1956) thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc

9. Hoàng Văn Khoa (SN 1984) thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm