| Hotline: 0983.970.780

Đã mất đất còn bị bắt giam oan!?

Thứ Sáu 17/03/2017 , 13:15 (GMT+7)

Ngày 1/3 vừa qua, TAND huyện Hoài Ân (Bình Định) mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 6 bị can, trú thôn Lộc Giang, xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân (Bình Định), về tội “Hủy hoại tài sản”...

Ngày 1/3 vừa qua, TAND huyện Hoài Ân (Bình Định) mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 6 bị can, trú thôn Lộc Giang, xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân (Bình Định), về tội “Hủy hoại tài sản” (cây keo nguyên liệu giấy) của ông Nguyễn Văn Ái là người cùng địa phương…

Theo bà Trần Thị Hiển (61 tuổi), là 1 trong 6 bị can thì việc nhổ bỏ cây keo do ông Ái trồng là để đấu tranh giành lại diện tích đất mà trước đó gia đình bà cùng 10 hộ dân khác khai hoang canh tác, giờ ông Ái đang trồng keo. Trước đó, đất này đã bị ông Nguyễn Văn Sửu là Chủ tịch UBND xã dùng thủ đoạn chiếm đoạt, sau đó sang nhượng lại cho em ruột là ông Ái.

10-24-14_3
Bà Phan Thị Mai với tấm bằng Tổ quốc ghi công tặng cho chồng bà

 

Bà Hiển kể: Vào năm 1983, vì không có đất SX, 11 hộ dân đã khai hoang vùng đất đầy bom đạn tại Gò Trọc để trồng mì làm lương thực với 5 ha. Suốt từ năm 1983 đến năm 1994, 11 hộ dân canh tác ổn định. Năm 1994, ông Sửu đến từng nhà vận động bà con giao đất để địa phương trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo Dự án 327. Nghe vậy, 11 hộ dân chấp hành.

Đến tháng 3/1994, ông Sửu làm đơn xin nhận đất rừng để SX kinh doanh lâm nghiệp, ông Sửu vừa ký với tư cách người xin đất vừa ký xác nhận vào với tư cách Chủ tịch UBND xã. Tháng 8/1994 UBND huyện quyết định giao diện tích đất của 11 hộ dân đã khai hoang cho ông Sửu trồng keo lai. Đến tháng 8/2004, ông Sửu viết giấy sang nhượng vườn keo cho em ruột.

Bỗng dưng đất khai hoang “lọt vào tay” ông chủ tịch xã, bức xúc, 11 hộ khiếu nại lên các cấp. “Chúng tôi khiếu nại đòi ông Sửu trả lại đất, hoặc trả cho chúng tôi chi phí khai hoang đất. Vậy nhưng không ai giải quyết. Trong khi đó ông Ái tiến hành trồng keo nên chúng tôi bức xúc nhổ bỏ”, bà Hiển nói.

Tháng 1/2015, ông Ái lúc đó đương chức Phó Chủ tịch UBND xã Ân Tường Đông làm đơn khởi kiện những người nhổ keo do ông trồng. Công an huyện Hoài Ân cho rằng, diện tích đất rẫy của ông Ái tại Gò Trọc được chuyển nhượng đúng pháp luật, và 11 hộ dân nói trên nhổ bỏ cây keo là vi phạm pháp luật.

Sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 11 người đã tham gia nhổ keo, ngày 15/12/2016, Công an huyện Hoài Ân bắt tạm giam 6 người. Giải thích vì sao khởi tố 11 mà chỉ bắt giam có 6, ông Võ Xuân Lâm, Viện trưởng Viện KSND huyện cho biết: “Chúng tôi chọn 6 đối tượng “nhiệt tình” nhổ phá keo để bắt tạm giam nhằm “phân hóa” sự cấu kết với những đối tượng khác”.

Không biết lựa chọn thế nào mà bà Nguyễn Thị Sau (SN 1959), 1 người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, lại “lọt” vào danh sách 6 người bị tống vô ngục thất. Thời điểm đó đúng lúc những đợt lũ kinh hoàng cuối năm 2016 xảy ra. Khi bà Sau bị bắt, mẹ bà là cụ Phan Thị Mai (78 tuổi) đang nằm bệnh viện vì viêm phế quản, không hề biết tin con mình đã bị giam, không được ai chăm sóc.

10-24-14_1
Bà Phan Thị Mai bức xúc kể chuyện với PV
 

Bà Sau có 1 đứa con trai duy nhất là Nguyễn Văn Việt (25 tuổi) đang đi làm mướn tại Bình Thuận, nghe tin mẹ bị bắt tức tốc đón xe về, nhưng lại bị kẹt lũ tại đèo Cả (Khánh Hòa) không về thăm mẹ và chăm sóc cho bà ngoại được. Khi bà Sau bị tạm giam, nhà bà đang nuôi 2 con bò và 6 con heo con, mưa lũ ập về không ai di dời nên bị lũ cuốn trôi toàn bộ.

Bà Phan Thị Mai, bức xúc cho biết: “Chồng tôi là liệt sĩ Nguyễn Thái Sơn, hy sinh trong đánh Mỹ. Lúc ấy 3 đứa con tui là con Sau và 2 đứa em lưu lạc tứ tán, con Sau may mắn được bộ đội đưa lên núi nuôi nên còn sống, sau đó tham gia cách mạng. 2 thằng em nó đứa chết đứa mất tích trong bom đạn chiến tranh. Tui thì bị địch bắt ở tù vào năm 1968. Nhà thuộc hộ cận nghèo, giờ 2 con bò và mấy con heo chết hết, con gái thì đang ở tù, khổ quá cơ...”.

10-24-14_2
Cháu Nguyễn Văn Việt (con trai độc nhất của bà Sau) bần thần trước chuồng bò bị lũ phá tan hoang

 

Ông Trần Văn Ngữa (SN 1958), chồng bị can Trần Thị Hiển nói: “6 người, hầu hết là người già, lại bị bắt trong thời điểm “dầu sôi lửa bỏng”, lúc lũ lụt kinh hoàng. Chúng tôi mong ngày ra tòa để bày tỏ nỗi oan ức, nhưng không hiểu sao người đi kiện là ông Ái lại vắng mặt nên phiên tòa bị hoãn. Tính đến ngày 9/3 vợ tui và 5 bị can khác đã bị tạm giam 86 ngày, trong khi lệnh tạm giam tính đến ngày ra tòa (ngày 1/3) là 77 ngày”.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm