| Hotline: 0983.970.780

Đặc sản khô cá tất bật vào mùa tết

Thứ Năm 11/01/2018 , 07:35 (GMT+7)

Thời điểm này, làng nghề làm khô cá lóc ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, Đồng Tháp đang hối hả SX để cung cấp cho thị trường tết. 

Làng đã thành lập “Phú Nông hội quán” để các hội viên liên kết SX. Bình quân mỗi ngày, một cơ sở tiêu thụ trên dưới 250kg cá khô các loại, tăng gấp 2 lần so cùng kỳ năm 2017.

13-15-27_nh_1_-_che_bien_c_loc_lm_kho
Chế biến cá lóc khô

Bà Hồ Thị Kim Hằng, chủ cơ sở chế biến khô cá lóc Kim Hằng cho biết: “Để có miếng khô ngon, phải qua rất nhiều công đoạn như làm sạch, loại bỏ xương, ướp gia vị và phơi nắng. Trong đó, ướp gia vị rất quan trọng để tạo ra hương vị riêng… Đặc biệt, trong quá trình chế biến sản phẩm cá khô, cơ sở chúng tôi rất chú trọng tới chất lượng và an toàn thực phẩm”.

Còn chị Nguyễn Ngọc Xê, chủ cơ sở chế biến khô cá lóc Ngọc Xê tại huyện Tam Nông cho biết: Hai năm nay, chị mở thêm 2 điểm bán khô cá lóc trên địa bàn xã. Hầu hết sản phẩm đều được làm thủ công nên rất hút hàng…

Còn ông Bình, chủ cơ sở SX chia sẻ, năm nay giá cá lóc nguyên liệu dao động mức 30.000 - 35.000 đồng/kg không tăng so cùng kỳ năm trước, nên nguồn nguyên liệu dồi dào. Với 4kg cá lóc tươi sẽ làm ra 1kg cá lóc khô và phải phơi từ 3 - 4 nắng mới xuất bán. 1kg khô cá lóc dao động từ 120.000 - 150.000 đồng. “Dịp tết này, cơ sở của tôi sẽ sản xuất và bán khoảng 10 tấn khô cá lóc, khô cá sặc rằn các loại”, ông Bình bộc bạch.

Xã Phú Thọ hiện có 15 cơ sở chế biến và trên 30 điểm bán cá khô các loại. Mỗi cơ sở chế biến thu hút từ 10 - 15 lao động làm việc ngày đêm. Trung bình, mỗi cơ sở làm ra hằng ngày trên 250kg khô cá lóc, cá sặc rằn thành phẩm.

TP Cần Thơ có làng bán cá khô trên QL 91B, thuộc quận Bình Thủy. Trong những ngày cận tết, lượng cá khô bán cho khách đi đường tăng gấp 4 - 6 lần so với ngày thường. Hai bên đường là những liếp phơi cá khô bắt mắt du khách.

Bà Trần Kim Lệ, người bán cá khô trên QL 91B cho biết, giữa tháng 10 âm lịch là thời điểm nhộn nhịp nhất của nghề làm khô cá. Trước đây vài năm, chỉ có một vài hộ làm khô cá lóc bán lẻ ven QL 91B, nay có hơn 50 hộ tự làm khô bán cho khách đi đường. Bình quân một tuần bà bán cho khách khoảng 100kg khô cá lóc, 40 khô sặc rằn.

13-15-27_nh_2_-_phoi_kho_phuc_vu_thi_truong_tet
Làm khô cá lóc phục vụ thị trường tết

“Cứ 2,5kg cá sặc tươi cho ra 1kg khô, bán với giá 160.000 - 180.000 đ/kg, những ngày sát tết giá có thể tăng lên 200.000 đ/kg. Còn đối với cá lóc thường thì 4kg cá lóc tươi được 1kg cá lóc khô và phải phơi trong 4 nắng mới xuất bán được, giá năm nay dao động từ 220.000 - 250.000 đồng/kg”, bà Lệ nói.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm