| Hotline: 0983.970.780

Đặc sản rượu đao của người Dao đỏ

Thứ Ba 17/02/2015 , 20:04 (GMT+7)

Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, người dân tộc Dao đỏ ở xã Sơn Phú, huyện Na Hang (Tuyên Quang) tất bật chuẩn bị món rượu đao truyền thống.

Nhà nào không có rượu nấu từ loại cây hoang dại này mời khách, được xem như… chưa có Tết.

Cây hoang dại nhiều hữu ích

Đao là loại cây mọc tự nhiên trong rừng, nhiều nhất là nơi đất ẩm thấp, đặc biệt là gần khe nước tại các thung lũng.

Trước đây, mỗi khi bước vào mùa giáp hạt, người dân miền núi thường vào rừng chặt hạ cây đao đem về băm nhỏ, bỏ vào cối giã mịn, sau đó đổ nước sạch vào hoà tan rồi lọc lấy tinh bột (như cách làm bột sắn dây), cuối cùng lấy phần bột lắng để nặn thành những miếng bánh xếp vào nồi đồ lên, khi chín đem ra ăn như bánh sắn, để thay cơm gạo những ngày thiếu đói.

Hoặc là nặn thành từng miếng mỏng, chiên mỡ, ăn thơm ngon như bánh rán. Đó là hai cách ăn cứu đói phổ biến nhất.

Phần ngọn đao (còn gọi là nõn đao), dùng ăn sống cũng rất ngon, khi ăn có vị bùi, giòn tan kèm theo ngọt dịu mát khoan khoái. Cũng có thể thái mỏng để xào với các loại thịt gia súc, gia cầm hoặc nấu với canh xương, sẽ không cần phải bỏ mì chính, bột ngọt nhưng nước canh vẫn luôn ngọt đậm, mùi vị rất hấp dẫn.

10-03-07_img_7230
Chị Bàn Thị Phin (thôn Nà Lạ) băm nhỏ thân đao

Lá đao đem về lợp nhà rất lâu hỏng, cật đao đan làm chiếu, càng nằm lâu năm càng bóng. Nói chung, một cây đao chặt xuống, mọi thứ đều dùng được từ làm thức ăn, đồ uống đến dụng cụ phục vụ sinh hoạt.

Rượu đao dễ nấu

Ông La Cùn Khiền 86 tuổi, dân tộc Dao đỏ ở thôn Nà Lạ, là người giỏi nấu rượu đao, đã chia sẻ kinh nghiệm: Khi bước vào mùa đông, cây đao ít nước nhưng lại nhiều bột, cũng là lúc người dân vào rừng tìm những gốc đao to khoẻ nhất để chặt hạ gọt đẽo sạch vỏ rồi đem về nhà.

Bước đầu, thân đao được băm nhỏ như hạt ngô, hạt gạo sau đó bỏ vào nồi đồ (như đồ xôi), đun đồ khoảng 2 tiếng, sau đó múc đao chín rải đều ra mẹt, chờ nguội dùng men giã nhỏ rắc vào.

Cứ 100 kg bột đao, đảo lẫn 4 kg bột men lá, sau đó dùng cót quây, hoặc bồ đựng rồi lót bằng mấy lớp lá chuối tươi vây ủ, để che kín gió, giúp cho đao nhanh lên men. Đối với mùa đông khoảng 20 ngày, còn mùa hè khoảng 15 ngày sẽ có mùi thơm toả ra, cũng là lúc đưa vào chõ gỗ truyền thống, để chưng cất lấy rượu.

Nếu nguyên liệu là cây đao chặt vào mùa đông (mùa có nhiều bột), thì 100 kg đao, nấu được 20 lít rượu ngon, đậm đặc. Còn mùa hè cây đao nhiều nước, 100 kg đao cũng chỉ chưng cất được khoảng 18 lít rượu.

Sau khi chưng cất xong rượu lần thứ nhất, bã đao được vớt ra để nguội rồi tiếp tục đảo trộn với men, sau đó lại ủ với thời gian như trên, khi có mùi thơm tiếp tục vớt ra để chưng cất lấy rượu. Tuy nhiên, nếu đao ủ lần 1 chỉ mất 4 kg men/100 kg đao, thì bã ủ lại phải mất 5 kg men/100kg.

10-03-07_img_7238
Chị Phin kiểm tra bột đao lên men

Riêng rượu đao chưng cất ở lần 1 so với lần 2 không có gì khác biệt về nồng độ, vị ngon, cũng như số lượng rượu thu được.

Nếu bã đao chưa nát, vẫn có thể vớt để ủ men và chưng cất lần 3, nhưng thường được ít rượu và nhạt về nồng độ, khi nấu rất hay bị bén nồi và rượu thường có vị đắng nồng của hơi men, nên chẳng mấy ai chưng cất lần 3 đối với rượu đao.

Bà Bàn Thị Chạn, 82 tuổi là người có tay nghề nấu rượu đao nổi tiếng của thôn Nà Lạ bộc bạch: “Tôi có 8 người con, 4 trai, 4 gái đều đã xây dựng gia đình. Tôi vui vì đã dạy cho từ con đến cháu đều biết cách nấu rượu đao. Rượu đao nấu không khó, ai cũng làm được, nhưng muốn có rượu ngon thì phải vào rừng hái đủ lá thuốc quý đem về làm men".

10-03-07_img_7279
Bà Bàn Thị Chạn thôn Nà Lạ đảo bã đao lần 1, để tiếp tục rắc men ủ lại lần 2

Mặc dù phải đặt mua mới có, nhưng giá rượu đao Nà Lạ bán khá rẻ, chỉ ở mức 50 nghìn đồng/lít, bởi phần nhiều bà con nơi đây chưa biết chuyển hoá đặc sản truyền thống thành hàng hoá quý hiếm đem lại thu nhập cao, mà chỉ cung cấp cho người thân hoặc dùng để thết đãi khách mỗi dịp Tết đến xuân về.

Khi đến nhà anh Trúc Đức Phong 47 tuổi, cùng thôn Nà Lạ, đúng lúc rượu đao trên bếp đang chảy, còn anh thì vẫn mải miết băm gốc đao để chuẩn bị cho những lần nấu tiếp theo.

Thấy có khách đến thăm nhà, Phong rót rượu mời. Tôi đã may mắn được thưởng thức món rượu đao nóng hổi, thơm phức mùi men lá, đậm đà hương liệu của núi rừng và vị ngọt mát của cây hoang dại này.

Đặc sản ngày xuân

Anh Triệu Tiến Phin, Chủ tịch UBND xã Sơn Phú, cho biết: Nấu rượu đao có ở Sơn Phú từ bao đời không ai hay nhưng cứ vào ngày Tết mà nhà không có rượu đao uống là “Tết không sang”. Chính vì thế, những hộ dân tộc Dao ở các thôn Nà Mu, Nà Lạ, Phja Chang, Nà Cọ… bao giờ cũng có rượu đao để thiết đãi khách quý.

Còn món rượu đao uống trong ngày Tết Nguyên đán, thường được các gia đình chưng cất từ trước Tết khoảng 3 tháng (vì càng để lâu càng ngon), sau đó bỏ vào chum sành, hạ thổ dưới gốc cây chuối hoặc chỗ đất ẩm ướt, giúp cho rượu thật ngon, mát.

Rượu đao thơm ngon, bổ mát và đặc biệt quan trọng trong lễ Tết, thế nhưng tại nhiều khu rừng tự nhiên, cây đao đã trở nên khan hiếm, do đó những năm gần đây chính quyền xã Sơn Phú đã tuyên truyền, nâng cao nhận thức của bà con trong việc tự nhân giống để trồng cây đao trên đất rừng nhận khoán khoanh nuôi, vừa để bảo tồn và góp phần giữ gìn sản vật truyền thống của địa phương.

“Cây đao nấu được rượu phải có ít nhất 5 năm tuổi mới thu được khoảng 100 kg củ bột nấu rượu. Rượu đao là thứ đồ uống không thể thiếu trong ngày Tết, vừa thơm mát, dễ uống, mau say nhưng rất nhanh tỉnh và không sợ bị đau đầu nên người dân thôn này nhà nào cũng đã khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới cây đao”, ông Trúc Văn Cán, trưởng thôn Nà Lạ bộc bạch.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Khẩn trương hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh khẩn trương hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật để sớm đưa Luật Đất đai số 31/2024/QH15 vào cuộc sống.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Công ty chứng khoán chuyển nhầm 15 tỷ đồng cho một cá nhân ở Bát Xát

Lào Cai Sau khi xuất hiện 15 tỷ đồng trong tài khoản, cá nhân này đã liên lạc ngay với đơn vị đã chuyển nhầm để gửi lại số tiền nêu trên.

Bình luận mới nhất