| Hotline: 0983.970.780

Đại đa số dân phượt đều ý thức rất kém trong việc bảo vệ môi trường

Thứ Năm 09/03/2017 , 13:15 (GMT+7)

Qua nhiều hành trình rong ruổi trên mọi nẻo đường đất nước, tôi quan sát và nhận thấy một điểm chung, đó là đại đa số dân phượt đều ý thức rất kém trong việc bảo vệ môi trường...

Cuối tháng 2 vừa qua, khi cùng mấy người bạn đi du lịch tại Sapa (Lào Cai), lúc lên thăm đỉnh núi Hàm Rồng, tôi thấy có một nhóm bạn trẻ gần chục người, mà tôi đoán là sinh viên đại học, đang ngồi quây quần ăn uống trên vài tấm bạt nhỏ trải ở bãi cỏ rộng ven lối đi.

09-42-10_dn-phuot-di-rc-thi-o-li
Dân phượt đi, rác thải ở lại
 

Sau khi du ngoạn trên đỉnh núi khoảng 30 phút, lúc quay xuống thì nhóm bạn trẻ kia đã giải tán, chỉ còn lại một "bãi chiến trường" ngổn ngang những xương xẩu, giấy lau, vỏ lon, vỏ trái cây, túi ni lon đựng đồ... làm mất mỹ quan ghê gớm. Mấy khách du lịch nước ngoài đi qua đều ngao ngán lắc đầu.

Chẳng riêng nhóm bạn trẻ đó đâu, qua nhiều hành trình rong ruổi trên mọi nẻo đường đất nước, tôi quan sát và nhận thấy một điểm chung, đó là đại đa số dân phượt đều ý thức rất kém trong việc bảo vệ môi trường. Hành vi xả rác bừa bãi của họ đã nói lên điều đó.

Có lần lên cao nguyên Mộc Châu tôi cũng gặp 6 bạn trẻ Hà Nội đi phượt bằng xe máy. Ở khu vực rừng thông của thị trấn, nhóm này cắm trại nghỉ ngơi, nấu ăn và sau 1 ngày thì lại di chuyển tới điểm khác. Khi họ nhổ lều trại bỏ đi để lại phía sau rất nhiều rác thải. Quan sát quanh đó, tôi cũng thấy rác thải cũ, mà tôi đoán chúng bị xả ra từ nhiều nhóm phượt, khách du lịch trước đó...

(Hà Nội)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm