| Hotline: 0983.970.780

Đại dịch "cái chết đen"

Thứ Ba 06/12/2011 , 12:29 (GMT+7)

Xin cho biết bệnh dịch hạch gây nên “cái chết đen” trên thế giới vào thời kỳ nào và làm chết bao nhiêu người?

Tranh minh họa cảnh tượng chết chóc tại một thành phố Châu Âu khi bệnh dịch hạch bùng phát vào thế kỷ 14

* Xin cho biết bệnh dịch hạch gây nên “cái chết đen” trên thế giới vào thời kỳ nào và làm chết bao nhiêu người?

Đặng Bích Thu, An Dương, Hải Phòng

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia thì "cái chết đen" là tên gọi của một đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ 14 mà đỉnh điểm là ở châu Âu từ năm 1348 đến năm 1350. "Cái chết đen" được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, ước tính nạn dịch này đã giết chết từ 30 tới 60% dân số của châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn từ 350 đến 375 triệu người vào năm 1400.

Quan điểm truyền thống cho rằng, nguyên nhân của đại dịch này là sự bùng phát của bệnh dịch hạch gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis. Tuy nhiên, cho đến thời gian gần đây đã có những ý kiến nghi ngờ quan điểm này. Địa điểm bùng phát của "cái chết đen" thường được cho là ở Trung Á sau đó căn bệnh này nhiều khả năng thông qua loài chuột trên các tàu buôn mà lan đến bán đảo Krym vào năm 1346 rồi xâm nhập vào vùng Địa Trung Hải và châu Âu.

Sự tàn phá khủng khiếp của "cái chết đen" đã dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong xã hội châu Âu như việc ra đời của nhiều tôn giáo mới hay sự chuyển đổi về cơ bản của kinh tế và xã hội châu Âu, tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình lịch sử của châu lục này. Ước tính châu Âu đã phải mất tới 150 năm để phục hồi dân số như trước thời gian đại dịch, sau này dịch hạch còn nhiều lần bùng phát trở lại tại đây và nó chỉ biến mất vào thế kỷ 19.

Một khi đã bị nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân được ước tính là chỉ có thể sống sót trong vòng từ 60 đến 180 ngày. Tuy nhiên, thời gian gần đây quan điểm truyền thống về "cái chết đen" đã bị nhiều học giả đặt câu hỏi nghi ngờ, một số người dựa vào những ghi chép dịch tễ học trong các tài liệu sử học đương thời đã cho rằng, đây thực chất là bệnh sốt xuất huyết.

Về nguồn gốc của đại dịch, một số nhà sử học cho rằng, "cái chết đen" bắt nguồn từ Trung Quốc hoặc Trung Á (ví dụ vùng hồ Issyk Kul). Tổng cộng đã có khoảng 75 triệu người chết vì đại dịch, trong đó khoảng từ 25 đến 50 triệu là dân số châu Âu. Như vậy, cái chết đen là thủ phạm gây ra cái chết của khoảng 30 đến 60% dân số châu lục này. Rất có thể đại dịch này đã làm dân số thế giới tụt từ khoảng 450 triệu xuống còn từ 350 đến 375 triệu người vào năm 1400.

Người ta cho rằng cứ sau vài thế hệ dân số thì dịch hạch lại quay trở lại với mức độ hủy diệt khác nhau cho tới tận thế kỷ 17. Tổng cộng trong giai đoạn này đã có trên 100 đại dịch dịch hạch quét qua châu Âu, ví dụ đại dịch năm 1603 đã cướp đi 38.000 mạng người chỉ tính riêng ở Luân Đôn, Anh. Các đại dịch đáng chú ý khác có thể kể tới Đại dịch dịch hạch ở Ý, 1629- 1631, Đại dịch dịch hạch ở Sevilla (1647–1652) hay Đại dịch dịch hạch ở Luân Đôn (1665–1666) và Đại dịch địch hạch ở Viên (1679).

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về căn bệnh thực sự gây ra đại dịch nhưng nhìn chung đại dịch dịch hạch dần biến mất khỏi châu Âu vào thế kỷ 19 với các lần đại dịch cuối cùng là Đại dịch dịch hạch ở Marseille (1720–1722), Đại dịch dịch hạch năm 1738 và Đại dịch dịch hạch ở Nga (1770-1772).

"Cái chết đen" vào thế kỷ 14 đã làm thay đổi về cơ bản cấu trúc xã hội châu Âu, một số giả thuyết cho rằng nó chính là một cú đấm mạnh vào Nhà thờ Công giáo, đồng thời gây ra làn sóng khủng bố các nhóm dân thiểu số ở châu Âu như người Do Thái, người nước ngoài, người ăn xin và người bị bệnh phong. Nỗi lo sợ trước căn bệnh chết người có thể đến bất cứ lúc nào đã dẫn tới sự hình thành của trào lưu "sống gấp" trong những người sống sót mà Giovanni Boccaccio đã miêu tả rất thành công với tác phẩm Prencipe Galeotto (1353).

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm