| Hotline: 0983.970.780

Đại Đồng vấp ở khâu quy hoạch

Thứ Hai 17/01/2011 , 10:51 (GMT+7)

Trong 7 địa phương được Hà Nội chọn xây dựng thí điểm mô hình NTM thì xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất đang gặp khó khăn lớn nhất.

Trong 7 địa phương được Hà Nội chọn xây dựng thí điểm mô hình NTM thì xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất đang gặp khó khăn lớn nhất. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp trên 40%, hộ nghèo chiếm hơn 10%, thu nhập bình quân đầu người/năm chưa đầy 13 triệu đồng… Để giải bài toán kinh tế hóc búa này, Đại Đồng đang từng ngày, từng giờ chờ quy hoạch tổng thể của thành phố và huyện phê duyệt để họ được cởi trói.

Xã thuần nông chính hiệu là điều ai cũng có thể cảm nhận được khi đặt chân đến mảnh đất Đại Đồng. Với dân số 10.000 người trên tổng số diện tích đất canh tác là 373 ha. Đất nông nghiệp ít ỏi là vậy nhưng bao năm qua người dân Đại Đồng vẫn chỉ dựa vào độc canh cấy lúa, xã lại không có bất cứ nghề phụ nào nên thu nhập vô cùng thấp, kéo theo đó là tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao. Định hướng nhằm nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, từ đó giảm tỷ lệ hộ nghèo cho bằng với tiêu chí NTM đề ra buộc Đại Đồng phải chuyển đổi cơ cấu canh tác và phát triển nghề phụ cho bà con nhân dân.

Về vấn đề này, bà Vũ Thị Oanh, Bí thư Đảng ủy xã Đại Đồng cho biết, việc phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập của người dân trong Chương trình Xây dựng NTM ở địa phương đang tiến triển rất chậm chạp do vướng mắc ở khâu quy hoạch, hiện chỉ có một số dự án lồng ghép trong xây dựng trường học và tuyến đường liên xã Đại Đồng – Cam Yên đã và đang triển khai với số vốn vỏn vẹn 7 tỷ đồng. Theo bà Oanh, trong tổng số 373 ha đất nông nghiệp của xã, Dự án Khu đô thị Thạch Phúc đã chiếm mất hơn 200 ha nên xã chỉ còn lại hơn 100 ha để canh tác, mà dự án Khu đô thị Thạch Phúc được triển khai từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn nằm ở trên giấy tờ nên quỹ đất đó xã không thể làm gì ngoài việc để để người dân cấy lúa cầm chừng. Chính vì huyện Thạch Thất nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung chưa có quy hoạch tổng thể nên lãnh đạo xã Đại Đồng chưa thể triển khai các hạng mục trong Chương trình Xây dựng NTM vì lo lắng trùng với quy hoạch khác của cấp trên. Điều đó được thể hiện trong tổng số 19 tiêu chí xây dựng NTM, 6 tiêu chí Đại Đồng đã đạt đều thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục, chính trị… còn lại 13 tiêu chí quan trọng khác của xã vẫn còn bộn bề trước mắt. Trong đó, rất nhiều dự án then chốt thuộc Chương trình xây dựng NTM của Đại Đồng không thể triển khai do phải đợi quy hoạch như: đường giao thông, di chuyển các hộ chăn nuôi, sản xuất ra ngoài khu dân cư, phát triển kinh tế mô hình trang trại VAC…

Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Đồng Kiều Văn Lượng dẫn chúng tôi đi thị sát một vòng quanh xã phấn khởi cho biết, mặc dù diện tích đất nông nghiệp ít ỏi nhưng những năm qua xã luôn xác định mô hình VAC là động lực nền tảng trong phát triển kinh tế xây dựng NTM ở địa phương. Xã Đại Đồng hiện có 61 mô hình trang trại VAC, diện tích hơn 200 ha thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Đây là mô hình phát triển kinh tế cực kỳ thuận lợi cả về mặt tự nhiên lẫn con người, nhưng năm qua Hội Nông dân và chính quyền xã Đại Đồng không ngừng phấn đấu mở rộng quy mô cả về diện tích và số hộ nhưng lại bị vấp ở khâu quy hoạch.

Sở hữu trong tay gần 2 ha mặt nước nuôi cá, gần 1000 con vịt, 600 con gà và 300 con lợn…, mỗi năm ông Khuất Văn Hiền ở thôn Minh Nghĩa mang về thu nhập cho gia đình trên 1 tỷ đồng, trừ hết chi phí cũng có trăm triệu tiền lãi. Ông Kiều Văn Lượng cho hay, 60 mô hình VAC còn lại của xã cũng tương tự quy mô của gia đình ông Hiền. Đó là đầu tàu kinh tế của địa phương, trong tổng số hơn 5 tỷ thu nhập của xã Đại Đồng năm 2010 vừa qua, Chi hội Thủy sản là một trong những đơn vị đóng góp nhiều nhất.

Dạo một vòng tham quan các mô hình trang trại ở xã Đại Đồng, chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc, kiến nghị của bà con trong Chương trình Xây dựng NTM của xã. Đó là diện tích trang trại của mỗi hộ dân còn quá nhỏ cần phải được mở rộng lớn hơn nữa. Thứ hai là thời gian thầu hiện nay quá ngắn chỉ có 5 năm nên chủ các trang trại không yên tâm trồng cây ăn quả dài ngày cũng như làm ăn lớn. Thứ ba vì thời gian thầu chỉ có 5 các ngân hàng cho vay vốn rất ít. Trong khi đó, làm trang trại mà không có vốn lớn thì rất khó để mở rộng quy mô để từ đó tạo công ăn việc làm cho bà con trong xã.

Đem thắc mắc này góp ý, Bí thư Đảng ủy xã Đại Đồng Vũ Thị Oanh tâm sự: Xã thấu hiểu được khó khăn, tâm tư của bà con có mô hình VAC, cán bộ nào chả muốn dân xã mình giàu có, làm ăn thuận lợi nhưng do chưa có quy hoạch tổng thể nên xã không dám cả gan làm liều ký hợp đồng dài hạn một vài chục năm cho các hộ yên tâm sản xuất được. Vì nếu hợp đồng ký rồi mà diện tích đất tập thể đó thuộc diện thu hồi quy hoạch của huyện và thành phố xã biết lấy tiền đâu ra đền bù, khi đó chính người dân lại phải chịu thiệt.

Thời hạn để cơ bản trở thành một xã NTM đến năm 2012 với Đại Đồng đang đến rất gần mà xã chưa làm được là bao. Là lãnh đạo đứng đầu xã Đại Đồng đồng thời là Trưởng ban xây dựng NTM của địa phương, bà Vũ Thị Oanh kiến nghị huyện Thạch Thất và TP Hà Nội nhanh chóng rà soát quy hoạch để từ đó xã có thể dựa vào để triển khai. Những công trình đầu tư nào dưới 5 tỷ đồng có thể giao cho xã làm chủ đầu tư thay vì dưới 3 triệu đồng như hiện nay, bởi nhiều người dân họ không có tiền đóng góp có thể linh động thay thế bằng ngày công lao động cho họ. Tiếp đến, người dân xã NTM cần được ưu tiên mở các lớp đào tạo nghề, tạo việc làm để nâng cao thu nhập.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất