| Hotline: 0983.970.780

Đại gia bao sân khấn, nghèo hèn nghển cổ trông

Thứ Ba 15/02/2011 , 11:26 (GMT+7)

Cứ dịp đầu năm là đền Bà Chúa Kho (thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) lại đông nghìn nghịt.

Cứ dịp đầu năm là đền Bà Chúa Kho (thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) lại đông nghìn nghịt. Dân tình đến cầu tài, cầu lộc và “vay vốn” làm ăn… Có điều lạ là số người nghèo đến cửa đền ngày cứ ít dần đi.

>> Lễ nhà giàu, lễ nhà nghèo

1. Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc, khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076), có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Quả Cảm, Cổ Mễ, Thượng Đồng, giúp mọi người khai khẩn đất đai nông nghiệp... Sau này bà trở thành một vị hoàng hậu vào thời Lý, giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà đã bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077). 

 Cảm kích đối với tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong cho bà là Phúc Thần, nhân dân Cổ Mễ nhớ ơn và lập đền thờ ở vị trí kho lương trước kia. Không ai biết tên thật của bà là gì, chỉ gọi một cách tôn kính là bà Chúa Kho. Với quan niệm, bà Chúa Kho tiền nhiều chẳng thua gì các ngân hàng ở dương gian nên cứ dịp đầu năm là dân tình kéo nhau về khấn vay mượn. Đông đúc đến nỗi một lần đi “vay tiền” âm phủ cũng gian nan chẳng kém việc chạy tiền ở cõi trần. Và đẳng cấp giàu nghèo cũng phân định rạch ròi trong những lần đi như thế.  

Cõi thiêng thuộc đền Bà Chúa Kho bắt đầu từ thị trấn Lim (huyện Tiên Du) đến tận cổng đền ở làng Cổ Mễ dài gần 7- 8 km. La liệt hai bên đường là những hàng quán đầy ắp gia sản cõi âm với đủ loại biển hiệu: Nhận viết sớ, sắp đồ lễ, vàng mã, tiền âm. Ô tô, xe máy cứ nườm nượp nối đuôi nhau. Người đi lễ cầu ở đền thì thầm với nhau rằng giàu nghèo phân biệt ngay từ cổng khi mà những người làm dịch vụ chỉ chăm chăm vẫy mấy bác ô tô sang trọng còn xe máy thì mặc kệ. Quả thật, mấy tay giữ xe chẳng mặn mà với người nghèo thật. Một trong số đó quay mặt đi mà không thèm trả lời khi tôi hỏi giá giữ xe máy bao nhiêu. Và đến lúc nhìn vào bảng giá thông thường cho những dịch vụ của một lần đi lễ mới biết nếu muốn đến chỉ để thắp cho Bà Chúa Kho một nén nhang thôi cũng khiến người nghèo khó có cửa lên đền lắm rồi.  

Ghé vào một quán bán đồ lễ ở cổng đền, ông chủ quán có vẻ không mặn mà với người đi xe máy lắm nhưng cũng tiện thể giảng giải  rằng: “Muốn làm lễ “vay tiền” bà Chúa Kho phải chi nhiều khoản lắm”. Theo như lời ông lão viết sớ này thì tiền sắm lễ càng nhiều thì lời khấn càng linh thành ra lễ ở đền dần vắng bóng người nghèo vì rất tốn kém.  Để vay tiền của bà, mỗi người cần viết 2 lá sớ, một dâng ở Đền Trình và một lá trình lên đền Bà Chúa Kho. Vay bao nhiêu thì viết vào sớ chừng ấy rồi đi mua tiền vàng mã tương ứng. Tiền bà dường như vô tận nên ai muốn vay bao nhiêu cũng được. Người viết sớ liên tục ghi bằng chữ Hán những khoản vay của người đi lễ. Tôi cứ rờn rợn khi nghe họ xướng người này vay 2 ngàn tỷ, người kia vay 5 ngàn tỷ…  

Mỗi lá sớ có giá từ 15-20 ngàn đồng, đây có lẽ cũng là “mặt hàng” ổn định nhất, còn lại thì chặt chém vô tội vạ. Dạo một vòng hỏi giá tôi đành chấp nhận những cái nhìn soi mói của chủ dịch vụ và thực sự hết hồn khi nghe họ hét: Một con gà luộc giá bán 2-300.000 đồng, khoanh giò lụa khoảng 3-5 lạng có giá 70 -150.000 đồng, xôi gấc 20 - 40.000 đồng/đĩa. Các loại hoa quả, hương, bánh kẹo, nước ngọt thì bán theo mặt khách. Càng lạ càng bị chặt chém. 

Tất tần tật việc hoàn thành các thủ tục để có một cái lễ tươm tươm thì nhất định không dưới một triệu đồng. Nhà khá đôi khi còn không dám chứ đừng nói đến nhà nghèo. Vậy mà chứng kiến cảnh đi lễ ở đây chắc ai cũng phải nghĩ rằng thiên hạ giờ giàu quá. Người này nhìn người kia như sợ lễ của mình nhỏ bà lại trách mắng nên dù đắt đỏ mấy cũng phải bấm bụng sắm theo. Ở đây, việc sắm lễ vài chục triệu đồng đã trở thành chuyện quá đỗi bình thường. 

Lang thang một ngày ở đền Bà Chúa Kho mới chen được chân vào điện thắp hương tôi nhẩm tính rằng mình phải mất khoảng gần 20 khoản chi. Tiền gửi xe, tiền viết sớ, tiền sắm lễ, tiền khấn, tiền hóa vàng… Thế mới biết nhiều người muốn đến đền nhưng lực bất tòng tâm vì sợ tốn kém. Sắm lễ ở đền cũng không nên dại dột trả giá. Mất thiêng hay không thì chưa biết nhưng kiểu gì cũng bị... chửi là cái chắc.

“Những nhà giàu có sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu đồng để sắm cả 8 mâm lễ dâng lên đủ 8 điện thờ trong đền. Lễ chung thì cầu tiền, còn muốn cầu danh lợi, địa vị thì phải sắm thêm những lễ riêng cho Tứ ông Hoàng. Mỗi ông một chức danh nhưng thông thường người ta chỉ chú trọng xem tiền nhiều hay ít mà thôi. Một mâm lễ bình thường đã ngốn mất tiền triệu rồi. Người giàu đôi khi còn xót huống hồ nhà nghèo. Họ muốn thành tâm lên thắp hương khẩn cầu cũng khó. Phần vì chẳng có tiền, phần nữa đều chấp nhận cảnh nằm vật nằm vờ chờ đợi do chỗ khấn đã bị các đại gia bao mất rồi”- ông cụ viết sơ tiếp tục phân tích. 

2. Tất nhiên đi lễ không phải không có người nghèo. Nhưng nhìn cái cách họ có thể cầu nguyện đầu năm cực nhọc quá. Không có tiền thuê khấn vái nên đành tự chen chúc. Tiếc tiền sắm lễ mà ngã giá thì bị chửi… Trên đường lên điện thờ, tôi để ý rồi nối gót một cụ bà răng đen tóc vấn, đặc trưng đất Kinh Bắc lên lễ đền. Lễ vật của bà xem chừng quá đơn giản so với đám đông xung quanh. Một bó hương, ít tiền âm phủ và hai lá sớ. Bà chẳng có gà luộc, chẳng có vàng bạc cõi âm.  

Hỏi chuyện bà thủng thẳng bảo rằng: “Bà Chúa Kho được coi là thần coi kho, có bao giờ mở kho cho thiên hạ vay tiền đâu mà cứ đổ xô đi vay rồi trả. Người dân chúng tôi cũng chỉ đi lễ đền thôi chứ có ai vay mượn gì đâu mà vẫn làm ăn sinh sống đàng hoàng. Lạ thật, các bác cứ đổ xô đi vay, trả tiền bằng vàng mã thì chỉ làm giàu cho bọn buôn thần bán thánh, vậy mà sao cứ ùn ùn đi thế nhỉ. Hóa ra thiên hạ cũng lắm tiền thật. Dân tôi chỉ cầu an thôi, cái gì cũng có vay có trả cả. Có phải cầu gì được nấy đâu”. 

 Tôi chợt hãi hãi khi nhớ lại rằng trước lúc đi lễ ở đền Bà Chúa Kho được nghe câu chuyện rằng: Có người lên vay bà Chúa Kho tiền bạc về phát trúng xổ số được tiền tỷ ngay nhưng sau đó không kịp lên trả lễ nên bao nhiêu của nả đội nón ra đi hết. Người ta nói rằng tiền bạc không do mình làm ra thì chẳng bao giờ bền được. (Còn nữa)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm