| Hotline: 0983.970.780

Đại gia "chơi" máy bay

Thứ Hai 28/11/2011 , 08:11 (GMT+7)

Sau bầu Đức (Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), bầu Long (Tập đoàn Hòa Phát) thì nay đến lượt một Cty mua liền 4 chiếc máy bay riêng để khai thác thương mại. Vậy cuộc “chơi” máy bay cá nhân tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào và khi sở hữu máy bay riêng, các đại gia đã phải đối mặt với những rắc rối nào?

Sau khi bầu Đức (Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), bầu Long (Tập đoàn Hòa Phát) bỏ ra cả núi tiền để mua máy bay riêng thì nay đến lượt một Cty đầu tiên mua liền 4 chiếc máy bay riêng để khai thác thương mại và Cty này đã ký kết để đưa thêm 6 máy bay nữa về Việt Nam.

Vậy cuộc “chơi” máy bay cá nhân tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào và khi sở hữu máy bay riêng, các đại gia đã phải đối mặt với những rắc rối nào?

AI “CHƠI” MÁY BAY?

Bầu Đức bên chiếc máy bay riêng của mình
Ngày 10/5/2008, lần đầu tiên thông tin ông Đoàn Nguyên Đức (còn được gọi là bầu Đức) – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai mua máy bay riêng được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin này sau khi bị “xì" ra đã gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài, bởi ông là người tiên phong “chơi” máy bay.

“VIỆT NAM LÀ THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG”

Bên cạnh việc ủng hộ bầu Đức mở ra một xu hướng tiêu dùng mới thì có một bộ phận hoài nghi, cho rằng bầu Đức muốn khoe mẽ, khuếch trương thanh thế. Đáp trả những luồng dư luận này, bầu Đức không thanh minh cũng không phản bác. Ông chỉ trả lời trước sau như một: “Mua máy bay riêng để phục vụ công việc. Đối với doanh nhân, thời gian cũng chính là tiền bạc”!

Bẵng đi 2 năm, câu chuyện của bầu Đức dần lắng xuống. Đến tháng 4/2010, người giàu thứ tư trên sàn chứng khoán Việt Nam 2009 - ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát, đã đột ngột công khai trước đại hội cổ đông về khoản chi phí ban đầu 17,42 tỷ đồng (tương đương hơn 850.000 USD) mà ông dành để mua sắm máy bay riêng. Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát cho biết ông sắm máy bay riêng do nhu cầu công việc. Hợp đồng mua bán này được ký kết thông qua Tập đoàn Hòa Phát song toàn bộ số tiền mua bán, thuê phi công, sân bay, bảo dưỡng, sửa chữa đều do cá nhân ông Long chi trả. 17,42 tỷ đồng là số tiền mà ông Long chuyển về Cty để thanh toán cho khoản chi ban đầu trong hợp đồng mua phi cơ riêng (trị giá chiếc phi cơ này là gần 5 triệu USD).

Trên thực tế, trong quãng thời gian này, khá nhiều hãng hàng không đã tìm cách tiếp cận thị trường Việt Nam để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. 2 tháng trước khi có thông tin bầu Đức mua máy bay riêng, lần đầu tiên chiếc máy bay Bombardier LearJet 60XR (hạng thương gia của Hãng Hàng không Bombardier Canada) xuất hiện tại Việt Nam với mục đích chào hàng. Đây là loại máy bay nhỏ, tối đa 9 chỗ ngồi, khá tiện dụng cho những chuyến công du trong bán kính 5.000 km của các thương gia. Máy bay này có mức chi phí vận hành thấp, khả năng chuyên chở xuyên lục địa với tốc độ bay tối đa là 861 km một giờ.

Tại thời điểm này, ông Christophe Chicandar, Giám đốc bán hàng khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận định: “Loại máy bay này hiện được nhiều thương gia khắp thế giới sử dụng đi công cán cũng như du lịch mang tính chất gia đình. Với tốc độ phát triển kinh tế gần đây, Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng về loại máy bay thương gia mà các hãng đang hướng đến. Riêng khu vực châu Á đã có tới 120 chiếc. Giá một chiếc máy bay loại này dao động từ 13 đến 14,5 triệu USD tùy loại”.

NHIỀU ĐẠI GIA VIỆT ĐỦ TIỀN “CHƠI”

Việc sở hữu một chiếc siêu xe tiền tỷ “lướt” trên mặt đất đã là niềm mơ ước của bao người. Vì thế, nhiều người tỏ ra băn khoăn về việc các đại gia này lấy đâu ra tiền để chơi máy bay riêng theo cách trên?

Nếu nhìn vào bảng tổng sắp tài sản (chưa đầy đủ) của các đại gia trên 1 tờ báo uy tín ở Việt Nam thì có thể thấy: Số lượng những người có đủ khả năng tài chính để sở hữu máy bay riêng có thể lớn hơn con số 2 rất nhiều, vấn đề chỉ nằm ở chỗ họ có muốn hay không mà thôi.

Nếu tính theo số lượng cổ phiếu mà các cá nhân sở hữu trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2009 (thời điểm mà bầu Đức vừa mua máy bay còn ông Trần Đình Long đang chuẩn bị thương thảo) thì con số những đại gia có tổng tài sản 1.000 tỷ đồng trên sàn chứng khoán là 13 người. Trừ hai ông Đức và Long đã sắm phi cơ riêng thì còn đến 11 người cũng có khả năng trong tầm tay sắm phi cơ riêng như đại gia đình đại gia họ Đặng (Đặng Thành Tâm, Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Thị Hoàng Phượng); vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng (năm 2010 ông Vượng là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Tổng tài sản tính đến 07/03/2011 của ông Vượng lên đến hơn 21.000 tỷ đồng. Con số này đưa ông Vượng trở thành tỷ phú đô la đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam)…

Ông Lại Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hàng không, Bộ Giao thông Vận tải cho biết: "Khóa 2 của Cty Cổ phần Đào tạo bay Việt sẽ là khóa học đầu tiên mà các học viên được thực hành bay ngay tại Việt Nam". Ông Thanh cũng hy vọng rằng, đây sẽ là cơ sở để trong tương lai Việt Nam phát triển bộ môn lái máy bay thể thao cũng như đẩy mạnh việc sở hữu máy bay tư nhân.

Với tỷ giá USD/VND tại thời điểm 2 đại gia Đoàn Nguyên Đức và Trần Đình Long mua máy bay thì 1 chiếc phi cơ riêng trị giá khoảng 7 triệu USD (tương đương khoảng 133 tỷ đồng) có giá trị bằng khoảng 1/10 số tài sản mà các đại gia này sở hữu trên sàn chứng khoán tại thời điểm đó (nếu tính cả các tài sản khác ngoài sàn chứng khoán thì con số thực còn lớn hơn nữa).

Chưa hết, ngoài các đại gia có thể điểm mặt chỉ tên, công khai tài sản trên các phương tiện thông tin đại chúng thì có lẽ còn hàng chục, hàng trăm đại gia khác của Việt Nam cũng có điều kiện để mua máy bay. Ví như 2 mẹ con bà Nguyễn Thị Như Loan và Nguyễn Quốc Cường (Cường “đô la”), những doanh nhân nổi tiếng về sự giàu có.

Đến thời điểm này, khó có ai thống kê chính xác số đời xe của các thương hiệu xe lớn nhất thế giới mà Cường “đô la” đã sử dụng qua như Ferrari, Rolls Royce, Lamborghini hay trong đó phải kể đến các đời xe Lamborghini Gallardo SE, Ferrari 360 Spider… cùng nhiều dòng xe cao cấp khác cũng như những phụ kiện trong xe mà Cường “đô la” đầu tư hàng trăm nghìn đô để nâng cấp cho thỏa sự đam mê của mình. Với thú chơi xe, có lẽ Cường “đô la” cũng có thể và đã đầu tư vào đó hàng núi tiền. Và như vậy, nếu bà Như Loan và Cường “đô la” có mua máy bay riêng thì cũng chẳng phải là điều vượt quá tầm tay của họ!

Đầu tháng 11 vừa qua, bắt kịp xu hướng sử dụng máy bay cá nhân của người Việt, một trường đào tạo phi công theo đúng hình thức của một trường dạy nghề, nơi người học có thể tự đóng học phí để được đào tạo lái máy bay đã ra đời.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm