| Hotline: 0983.970.780

Đại gia và chuyện móc hầu bao để sở hữu hai quốc tịch

Thứ Năm 21/07/2016 , 09:40 (GMT+7)

Những người giàu trên thế giới đang có xu hướng tìm kiếm cho mình quốc tịch thứ hai nhằm bảo vệ tài sản, lựa chọn nền giáo dục tốt hơn cho con cái và thường chuyển đến các quốc gia có chính sách biên giới mở, ổn định về kinh tế và chính trị.

Theo tạp chí Quartz, xu hướng này này càng phổ biến.

Một bản báo cáo từ tổ chức New World Wealth chuyên tính toán các số liệu về tài sản trên thế giới tiết lộ rằng có 8 quốc gia đang là các điểm đến hàng đầu cho 240.000 triệu phú đô la muốn có quốc tịch thứ hai, tính trong giai đoạn 2000 - 2014.

Những người này, ngoài bất động sản như nhà cửa, đất đai, phải có ít nhất 1 triệu USD trong tài khoản trở lên.

Điểm đến của các đại gia

Vương quốc Anh là điểm đến phổ biến nhất đối với các triệu phú muốn tìm kiếm quốc tịch thứ hai. Nước này có số triệu phú cao hàng đầu thế giới, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.

Theo báo cáo, Anh quốc hấp dẫn giới giàu có từ Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông và Nam Phi vì sự thuận lợi trong việc đi lại với các nước thuộc Liên minh châu Âu (điều này có thể thay đổi khi Anh vừa trưng cầu dân ý với kết quả quyết định ra khỏi EU), dễ dàng mua bán bất động sản, chuyển tiền, chất lượng giáo dục.

Giới giàu có Nga tỏ ra hứng thú với Anh quốc hơn cả. Công ty tư vấn bất động sản Knight Frank có trụ sở ở London, ước tính rằng trong nửa đầu năm 2014, 20% số nhà ở, căn hộ ở London được giao dịch, trị giá 15 triệu USD có dấu ấn của các nhà đầu tư Nga.

Trung Quốc, trong gần 15 năm qua đã có 91.000 triệu phú rời quê hương, đứng đầu danh sách các quốc gia có số người giàu ra đi. Giới đại gia Trung Quốc ưa thích Mỹ, Hong Kong, Singapore và Anh quốc làm quê hương thứ hai của họ.

Bốn trong 5 quốc gia có nền kinh tế mới nổi gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nam Phi (trừ Brazil) nằm trong số 8 quốc gia có số triệu phú ra nước ngoài hàng đầu thế giới.

Hầu hết những nước này thi hành chính sách thuế ngặt nghèo dẫn đến việc giới giàu có tìm cách chuyển tới các quốc gia “thân thiện” hơn với tài sản của họ.

Nắm bắt nhu cầu ra đi hoặc sở hữu hai quốc tịch của giới nhà giàu khắp nơi trên thế giới, một số quốc gia đã nhanh chóng tung ra các chương trình nhập tịch hoặc cư trú lâu dài đối với những ai có khả năng móc hầu bao.

Tiền mua được tất cả

Theo đài CNN, những điểm đến quen thuộc đang mở cửa là đảo Síp, Tây Ban Nha, Australia, một số quốc đảo ở Địa Trung Hải hay vùng biển Carribe. Những quốc gia này tung ra các chương trình khuyến khích đầu tư, đi kèm với các chính sách cởi mở về quốc tịch và cư trú để thu hút nguồn tài chính từ giới nhà giàu để xốc lại nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Các chương trình mời gọi đầu tư kèm theo điều kiện nhập tịch ngày càng dễ dàng khi yêu cầu về khoản tiền rất đa dạng, dao động từ 500.000 tới vài triệu USD, “chỉ là một phần nhỏ tài sản của các triệu phú”, theo lời Mykolas Rambus, giám đốc điều hành của hãng Wealth-X chuyên tư vấn đầu tư và nhập tịch.

Ví dụ như Bulgaria. Nước này chỉ yêu cầu nhà đầu tư nắm trong tay 700.000 USD trái phiếu chính phủ trong vòng 5 năm. Nói đơn giản là muốn nhập tịch thì cho Chính phủ Bulgaria vay khoảng 15 tỷ đồng (có trả lãi) trong 5 năm là được quyền nhập tịch. Trong khi đó, quốc đảo St. Kitts & Nevis thuộc khu vực Carribe yêu cầu đầu tư 400.000 USD vào bất động sản hoặc vào ngành mía đường. Một số nước khác đòi hỏi đầu tư nhiều vào bất động sản, bỏ vài triệu USD tiền đặt cọc ở ngân hàng địa phương hoặc đầu tư vào các dự án có khả năng tạo nhiều việc làm.

16-07-47_st-kitts-nd-nevis-1
Đầu tư vào bất động sản hoặc mía đường tại quốc đảo St. Kitts & Nevis, bạn sẽ có cơ hội nhập tịch

 

Một thập kỷ trước, chỉ có một số ít chương trình khuyến khích đầu tư dạng này. Hiện nay, khi nhiều nước bắt đầu chạy đua thu hút nhà giàu, có khoảng 20.000 đại gia nộp đơn xin quốc tịch mới mỗi năm, mục tiêu chủ yếu là để bảo toàn khối tài sản khổng lồ.

Trong khi thuế thu nhập cá nhân thấp đôi khi là một lý do, một số người giàu nộp đơn nhập quốc tịch mới còn nhằm tránh các sắc thuế liên quan đến chuyện thừa kế. Trong vòng hơn ba thập kỷ tới, sẽ có ít nhất 16.000 tỷ USD được thừa kế từ bố mẹ sang con cái.

Một số ưu đãi khác đối với giới nhà giàu nhập tịch liên quan đến giáo dục. Giới giàu có mong con cái được học trường tốt hơn ở quê hương, không phải hứng chịu những bất ổn chính trị.

Thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt, những kẻ giàu có lắm mánh khóe thậm chí còn có thể trốn thuế nhờ việc di chuyển khắp nơi trên trái đất với trang bị là một loạt hộ chiếu và quốc tịch, thẻ cư trú. Ở đây vài ngày, ở kia một số ngày nào đó và cứ di chuyển liên tục, bạn sẽ không cư trú tại một nơi đủ để chính quyền nơi đó đánh thuế như những người cư trú thường xuyên”, David Kuenzi, người sáng lập công ty tư vấn đầu tư Thun Financial nói.

Xem thêm
Nhịp sống giới trẻ phản ánh trong bộ phim ‘Bóng của thị thành’

Nhịp sống giới trẻ thời công nghệ số có những màu sắc bất ngờ, thể hiện qua bộ phim ‘Bóng của thị thành’ phát sóng trên HTV7, Đài truyền hình TP.HCM.

Rượt đuổi mãn nhãn, Man United đả bại Liverpool tại Cúp FA

Trận Tứ kết Cúp FA giữa Man United vs Liverpool đã diễn ra với kịch bản không ngờ khi hai đội rượt đuổi nghẹt thở trong suốt 120 phút của trận đấu. 

120 vận động viên tham gia giải dù lượn trên cao nguyên đại ngàn

Giải dù lượn tại huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) sẽ quy tụ 120 vận động viên, trong đó có 41 vận động viên người nước ngoài tham gia tranh tài.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.