| Hotline: 0983.970.780

Đài Loan muốn hút du khách Việt

Thứ Ba 28/09/2010 , 15:27 (GMT+7)

Các quốc gia láng giềng mới chỉ biết đến Đài Loan như một con rồng châu Á nhưng chưa nhìn thấy Đài Loan là một điểm đến quyến rũ với những người dân thân thiện...

Là một hòn đảo xinh đẹp nằm ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục Trung Quốc, phía nam Nhật Bản và phía bắc Philippines, Đài Loan được coi là một thiên đường du lịch quyến rũ với thiên nhiên ôn hòa, lịch sử lâu đời, nhiều di sản văn hóa, ẩm thực độc đáo, đa dạng và vô số các trung tâm thương mại hiện đại ở những thành phố lớn.

Một trang phục múa đậm bản sắc văn hóa Đài Loan.

Tuy nhiên, nhiều khách du lịch Việt Nam chưa coi Đài Loan là một điểm đến hấp dẫn như Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia… Chính vì vậy, Tổng cục Du lịch Đài Loan đã tổ chức một hội chợ du lịch nhằm quảng bá thương hiệu và hình ảnh du lịch Đài Loan tới một số thị trường du lịch tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Ngày 27/9/2010, các đại diện của Tổng cục Du lịch Đài Loan đã đến TP Hồ Chí Minh để tổ chức cuộc họp báo tại KS Sheraton với tên gọi “Đài Loan trìu mến” cùng sự tham gia đông đảo của các cơ quan báo đài.

Tiếp theo đó, bắt đầu từ 11h - 18h ngày 28 - 29/9/2010, triển lãm du lịch Đài Loan sẽ diễn ra tại TT Thương mại Nowzone (235 Nguyễn Văn Cừ, TP Hồ Chí Minh). Trong triển lãm này, 12 công ty du lịch đại diện của Việt Nam và Đài Loan sẽ tham dự để giao lưu và trao đổi thông tin du lịch. Bên phía nhà tổ chức cũng đưa ra giới thiệu nhiều hình thức du lịch mới cũng như các thông tin khuyến mại cho những tour du lịch này. Toàn bộ kinh phí của cuộc triển lãm do chính quyền Đài Loan tài trợ.

Trong cuộc triển lãm, quý khách sẽ được thưởng thức các tiết mục múa truyền thống với trang phục và mặt nạ độc đáo của các vũ công đến từ Đài Loan. Bên cạnh đó, những món ăn nhẹ như thịt viên, trà trân châu và trà cao nguyên Đài Loan nổi tiếng cũng là một biểu tượng tuyệt vời mà các bạn có thể tìm thấy tại triển lãm.

Với một vị trí địa lý đặc biệt, các món ăn của Đài Loan mang đậm phong vị ảnh hưởng từ Trung Quốc, Nam Á, Nhật Bản và được thời báo New York TimesGourmet Magazine đánh giá cao. Món ăn nổi tiếng thế giới của Đài Loan là mì bò nấu với các loại rau ngâm dấm và gia vị địa phương. Sự du nhập của các đầu bếp Trung Hoa vào những năm 60 đã khiến các món ăn Đài Loan mang đậm nét ẩm thực truyền thống lâu đời của người Trung Hoa.

Hòn đảo xinh đẹp từng được mang tên Ilha Formosa (theo tên gọi do các thủy thủ Bồ Đào Nha đặt) với diện tích 394x144km sẽ xuất hiện trên những video clip cùng các hình ảnh thân thiện của một Đài Loan trìu mến. Những công trình kiến trúc độc đáo, những hình ảnh đồi núi, đầm hồ thơ mộng, nền văn hóa Hakka, nghệ thuật dùng trà, trầu cau, và cả hình ảnh phát triển của những thành phố Cao Hùng, Đài Bắc, Đài Trung, Đài Nam, Hoa Liên, Tân Trúc, A Lý Sơn sẽ hiện lên qua những video quảng bá du lịch do Tổng cục du lịch Đài Loan mang tới.

Tại cuộc họp báo, ông Lin Wu Sung, đại diện của Tổng cục Du lịch Đài Loan đã phát biểu rằng “Các quốc gia láng giềng mới chỉ biết đến Đài Loan như một con rồng châu Á nhưng chưa nhìn thấy Đài Loan là một điểm đến quyến rũ với những người dân thân thiện. Chúng tôi tổ chức cuộc triển lãm này với mục đích đưa hình ảnh Đài Loan trở nên gần gũi hơn với bạn bè quốc tế cũng như thăm dò thị trường khách du lịch Việt Nam để sau đó chúng tôi có những chính sách thúc đẩy du lịch tại một thị trường rất tiềm năng là Việt Nam”.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm