| Hotline: 0983.970.780

Đảm bảo an toàn hồ chứa

Thứ Tư 23/05/2018 , 14:13 (GMT+7)

Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi Hà Giang, toàn tỉnh hiện có 4.099 công trình thủy lợi, cấp nước tưới cho 36.868ha lúa 2 vụ, với 4.289km kênh.

09-32-17_2_dp_vng_linh
Đập thủy lợi Vằng Lĩnh (thôn Nà Lách, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên) đang được tích cực sửa chữa

Trong đó có 50 hồ chứa nước thủy lợi các loại, chủ yếu nằm ở các huyện “vùng thấp” như Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên… Đa phần là các công trình vừa và nhỏ, được tích nước để phục vụ tưới và một phần để nuôi trồng thủy sản, không có tác dụng phòng tránh lũ cho vùng hạ du. Hiện, các hồ, đập chủ yếu được vận hành và quản lý bởi chính quyền địa phương.

Các hồ chứa có dung tích lớn hơn hoặc bằng 3 triệu m3 là: hồ Quang Minh tại xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, hồ Trùng tại xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) và hồ Km13 Bản Bang tại xã Đạo Đức (Vị Xuyên). Các hồ chứa còn lại hầu hết là dung tích chứa nước nhỏ (từ 0,1 - 2 triệu m3). Hiện vẫn đang thực hiện nhiệm vụ tích nước và điều tiết SX. Tuy nhiên, do đa phần được xây dựng cách đây khá lâu nên gặp một số yếu tố bất lợi dẫn đến hư hỏng như: hiện tượng thẩm thấu qua thân đập, sạt lở mái thượng lưu, hạ lưu đập, các van điều tiết bị rò rỉ…

Ông Phạm Bá Khoát - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Giang cho biết, thời điểm hiện nay, mực nước ở hầu hết các hồ chứa xuống thấp... nên các địa phương, đơn vị quản lý cần tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá cụ thể tất cả các hạng mục công trình để tập trung xử lý hư hỏng, đảm bảo an toàn cho công trình và người dân vùng hạ du. Đặc biệt là phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa cơ quan các cấp từ tỉnh, huyện, xã đối với công tác đảm bảo an toàn hồ, đập.

“Để đảm bảo an toàn cho các hồ chứa, ngay từ đầu mùa mưa lũ, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố chủ động các biện pháp ứng phó đối với sự cố. Cụ thể, Chi cục Thủy lợi vừa phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát hiện trạng các công trình. Yêu cầu các đơn vị khẩn trương tiến hành duy tu, sửa chữa các công trình có khối lượng hư hỏng nhỏ, có kỹ thuật đơn giản”, ông Khoát cho biết thêm.

Đập thủy lợi Vằng Lĩnh (thôn Nà Lách xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên) là một trong những hạng mục của công trình thủy lợi Ngọc Linh, khởi công từ tháng 9/2009, đến cuối năm 2010 đập hoàn thành phục vụ nước tưới tiêu SX cho nhân dân 2 xã Linh Hồ, Ngọc Linh huyện Vị Xuyên. Tuy nhiên, đến vụ mùa năm 2014, do thiên tai bất thường nên thân đập nứt một vết dài từ thành đến đáy đập. Ngoài ra đập còn bị thủng đáy, và rò rỉ khiến mức nước tụt xuống so với đầu kênh gần 2m. Đến cuối năm 2017, công trình đã được các đơn vị sửa chữa và hiện đã xong một phần, dự kiến hoàn thành khắc phục hậu quả thiên tai trước mùa mưa lũ.

Hồ Trùng ở xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) cuối năm 2017 cũng bị hỏng cống, đến nay Sở NN-PTNT đã dùng kinh phí phòng chống thiên tai để tu sửa bằng cách đã mở một đường tràn phụ cho hồ bảo đảm an toàn cho hạ du.

Tu sửa cấp bách 14 hồ đập

Theo Chi cục Thủy lợi Hà Giang, trong thời gian tới, dự kiến 14 hồ đập của tỉnh sẽ được tu sửa và nâng cấp từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới (dự án WB8) với mức vốn lên đến gần 400 tỷ đồng. Các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng sẽ chủ động bố trí kinh phí sửa chữa, duy tu một số công trình hồ, đập bị hư hỏng, xuống cấp để bảo đảm an toàn công trình và nâng cao năng lực phục vụ.

Mai Chiến

 

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Bình luận mới nhất