| Hotline: 0983.970.780

Đạm Cà Mau - công nghệ tiên tiến và lời giải cho thị trường phân đạm

Thứ Tư 01/02/2012 , 10:49 (GMT+7)

Ngày 30/1, Nhà máy Đạm Cà Mau đã vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đến tham dự buổi Lễ công bố sản phẩm đầu tiên.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong buổi Lễ công bố sản phẩm đầu tiên vào ngày 30/1/2012

Như NNVN đã đưa tin, ngày 30/1, Nhà máy Đạm Cà Mau đã vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đến tham dự buổi Lễ công bố sản phẩm đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng và là cơ sở để tiến đến việc chính thức hoàn thành, bàn giao Nhà máy và cung cấp nguồn phân đạm có chất lượng cao cho thị trường.

Công nghệ tiên tiến

Trên thế giới, công nghệ sản xuất phân urea theo phương pháp tạo hạt tầng sôi được áp dụng ngày càng phổ biến. Lần đầu tiên tại Việt Nam, Nhà máy đạm Cà Mau (NM) sử dụng công nghệ tạo hạt tầng sôi của Toyo Engineering Corporation–Nhật Bản (TEC) để sản xuất urea hạt đục.

Urea hạt đục được sản xuất theo công nghệ của TEC qua các công đoạn sau: dung dịch urea nóng chảy có nồng độ khoảng 96% khối lượng từ công đoạn cô đặc thuộc xưởng urea được đưa đến thiết bị tạo hạt. Dung dịch urea trước khi đưa đi tạo hạt được phối trộn với phụ gia MMU (Mono Methyl Urea) tại xưởng urea.

Dung dịch urea được phun lên bề mặt của các hạt mầm urea tuần hoàn lơ lửng trên tầng sôi trong thiết bị tạo hạt. Các hạt mầm urea lớn dần lên khi đi qua tầng sôi. Dung dịch urea kết tụ trên bề mặt các hạt mầm được nhanh chóng làm nguội và hóa rắn, và đồng thời lượng ẩm trong dung dịch urea cũng bốc hơi. Do đó, hạt urea được làm khô đến độ ẩm dưới 0,3% khối lượng tại đầu ra của thiết bị tạo hạt. Công đoạn làm nguội và hóa rắn nhanh cũng tạo nên màu sắc đặc biệt – màu đục – của hạt phân và vì thế mà tại Việt nam tên gọi granular urea đã được dịch nôm na là phân urea hạt đục.

Nhiệt độ của không khí phun và không khí tầng sôi được kiểm soát nhờ các thiết bị gia nhiệt tương ứng nhằm duy trì nhiệt độ tầng sôi khoảng 110-120oC để làm nguội và làm khô hạt urea một cách hiệu quả trong thiết bị tạo hạt. Tầng sôi được vận hành ở áp suất dưới áp suất khí quyển. Hạt urea sau đó được làm nguội đến 90oC nhờ thiết bị làm nguội trong thiết bị tạo hạt và được đưa đến sàng rung, đến kho rời hoặc hệ thống đóng bao.

Urea sản xuất từ công nghệ tạo hạt tầng sôi đã được kiểm chứng là có nhiều ưu điểm như kích thước hạt tròn và đồng đều (kích thước hạt từ 2-4 mm chiếm hơn 90%), độ cứng cao, tan chậm, hàm lượng biuret thấp, hiệu suất làm khô cao và có thể linh động trong việc điều chỉnh kích thước hạt. Do đó, sản phẩm dễ phối trộn với các loại phân bón khác để sản xuất phân bón tổng hợp hoặc bón trực tiếp, dễ bảo quản, ít gây bụi, thân thiện với môi trường...

Ngoài ra công nghệ tạo hạt tầng sôi TEC chỉ yêu cầu dịch urea ở nồng độ 96% giúp giảm thiểu công suất của công đoạn bay hơi, cô đặc nhờ đó tiết kiệm chi phí năng lượng.

Lời giải cho thị trường phân đạm

Ông Lê Mạnh Hùng – Trưởng Ban QLDA Nhà máy Đạm Cà Mau khẳng định: “Sự kiện NM chính thức cho ra lô sản phẩm thương mại đầu tiên, sau khi chạy thử thành công phân xưởng tạo hạt vào lúc 12 giờ 25 phút ngày 24/11/2011 tiếp tục đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình hoàn thành dự án NM, thể hiện tinh thần làm việc quyết tâm của những người lao động Dầu khí trên công trình trọng điểm Quốc gia tại nơi Cực Nam Tổ quốc”.

“Với lượng sản phẩm từ Nhà máy Đạm Cà Mau, chúng ta sẽ có thêm nguồn cung phân đạm có chất lượng và ổn định để chủ động cung ứng cho thị trường, từ đó chủ động hạn chế được những tác động tiêu cực của thị trường phân bón quốc tế đến thị trường phân đạm trong nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển SXNN của nước nhà” (ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng Cục Trồng trọt).

Vào ngày 30/1/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự Lễ công bố sản phẩm đầu tiên của NM. Dự kiến, trong năm 2012, Nhà máy Đạm Cà Mau sẽ sản xuất khoảng 600.000 tấn sản phẩm mang thương hiệu và slogan là “Đạm Cà Mau – hạt ngọc mùa vàng”, được đóng trong bao 50kg và sẽ nhanh chóng được đưa ra thị trường trong thời gian tới.

Nhu cầu sử dụng phân đạm hàng năm của VN là khoảng gần 2 triệu tấn/năm. Cho đến nay, hai nhà sản xuất phân bón trong nước (Đạm Hà Bắc và Đạm Phú Mỹ) mới đáp ứng được một nửa nhu cầu này. Phần còn lại buộc phải nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến thị trường trong nước tồn tại những bất ổn cả về số lượng, chất lượng, giá cả, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực của nước nhà.

Tuy nhiên, từ năm 2012, tồn tại này sẽ được khắc phục khi mà các nhà máy sản xuất phân đạm trong nước, đặc biệt là NM Đạm Cà Mau với công suất 800.000 tấn/năm đi vào hoạt động.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm