| Hotline: 0983.970.780

Dám đăng những chuyện nghịch nhĩ

Thứ Hai 07/12/2015 , 07:20 (GMT+7)

Ông thường có những quan điểm thẳng thắn, đôi khi nghịch nhĩ, nhưng đó lại là những đóng góp tâm huyết, rất thiết thực cho ngành nông nghiệp. 

17-16-34_dscf2297
Những bài báo về ngành chăn nuôi đăng trên Báo NNVN được ông Lịch lưu giữ hết sức cẩn thận

Ông bảo, “kết” nhất Báo NNVN chính là dám đăng những điều nghịch nhĩ ấy.

Tờ báo dám "nói ngược"

Là phóng viên thường xuyên viết về ngành chăn nuôi, có lẽ ông Lê Bá Lịch (nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam) là người tôi có dịp được gặp và được ông đóng góp nhiều ý kiến nhất cho những bài viết.

Trong những cuộc gặp ấy, với tôi ông không chỉ là chuyên gia trong ngành chăn nuôi mà còn là người thầy nhiệt tình, tận tụy chỉ dạy nhiều thông tin chuyên ngành.

Gần như trước khi triển khai viết các vấn đề lớn trong ngành chăn nuôi, người đầu tiên tôi cần tham khảo ý kiến, quan điểm chính là ông Lịch.

Ông cũng không ngần ngại dành thời gian chia sẻ những câu chuyện tâm huyết của ngành, như lịch sử phát triển của ngành bò sữa Việt Nam; về lịch sử cải tạo đàn bò thịt; những kiến thức về thức ăn, dinh dưỡng vật nuôi; những quan điểm định hướng trong phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam…

Ông bảo, nhà báo muốn viết hay, viết sâu thì phải hiểu sâu, nắm được gốc gác vấn đề, đặc biệt là phải dám nói những quan điểm trái chiều, những điều phản biện đúng, mặc dù lúc đầu nghe không thuận tai đâu.

Ông nhớ lại, hồi năm 2005, dịch cúm gia cầm bùng lên dữ dội. Lúc ấy, vịt chạy đồng được gán cho là thủ phạm làm lây lan phát tán dịch. Một phong trào ngăn cấm chăn nuôi vịt được phát động rầm rộ.

Nhiều địa phương ra cả chính sách chuyển từ vịt sang nuôi thủy sản, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người nuôi vịt; thậm chí nhiều tỉnh còn có văn bản cấm nuôi vịt.

Về mặt sinh thái trong chăn nuôi mà nói thì vịt là vật nuôi không thể nào cấm cản, mà môi trường sống của nó sẽ vẫn là dưới nước, vẫn là chạy đồng. Tuy nhiên, lúc ấy không có ai dám đứng ra nói rằng cấm vịt là sai, bởi chủ trương đó ngành thú y lúc ấy đã quyết rồi.

“Lúc đó, gần như chỉ có tôi là người phát biểu phản đối chủ trương cấm nuôi vịt trên Báo NNVN, và bất ngờ là báo vẫn mạnh dạn đăng ý kiến đó, mặc dù nó trái với dư luận, chủ trương lúc đó”, ông Lịch kể.

Đến năm 2008, dịch tai xanh lại hoành hành trên đàn lợn cả nước. Hàng triệu con lợn lúc ấy bị đưa đi tiêu hủy. Nhiều đàn lợn chỉ có một vài con bị bệnh nhưng vẫn bị khiêng cả đàn lợn còn khỏe mạnh ném xuống hố chôn.

Tại tâm dịch tỉnh Thanh Hóa, hình ảnh những con lợn còn sống khỏe bị vùi đất với ánh mắt ngơ ngác khiến nhiều người phát hoảng. Nhiều nơi lãnh đạo chính quyền địa phương còn bị cách chức, kỷ luật vì… không chôn hết lợn!

“Lúc ấy, tôi là người phản đối mạnh mẽ việc tiêu hủy lợn cực tả như vậy, tuy nhiên quan điểm chống dịch của cả nước lúc đó vẫn là tiêu hủy bằng sạch. Không tờ báo nào dám đăng ý kiến phản đối của tôi, chỉ có Báo NNVN là dám lên tiếng, mặc dù tôi biết quan điểm của tôi lúc đó khiến nhiều người trái tai”, ông Lịch nhớ lại.

Tâm tư chưa được thực hiện

Cả đời gắn bó với ngành chăn nuôi, nhưng có một điều mà qua nhiều lần trao đổi với ông, tôi biết ông Lịch vẫn chưa hài lòng, đó là chính sách cho chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là bò sữa, bò thịt chưa được quan tâm đúng mức.

Không phải đến khi Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi Việt Nam ra đời vào đầu năm 2014, ông mới có ý kiến về điều này.

Còn nhớ năm 2013, khi thực hiện loạt bài viết về vấn đề “Miền Trung nên nuôi con gì?” (NNVN ngày 29/10/2013), ông Lịch quả quyết, đi khắp dải đất miền Trung, chỉ thấy có mỗi con bò là đối tượng vật nuôi có ưu thế, đem lại hiệu quả kinh tế khá nhất cho nông dân.

Quan điểm của ông, nuôi bò thịt sẽ là hướng lựa chọn tối ưu nhất đối với chăn nuôi theo hướng SX hàng hóa lớn ở miền Trung. Khó khăn nhất trong việc phát triển đàn bò miền Trung, đó chính là nguồn thức ăn, khi điều kiện đất đai, khí hậu khô hạn kéo dài rất bất lợi cho việc trồng cỏ.

 Nhưng cũng không phải là không giải quyết được vấn đề cỏ nếu có kế hoạch quy hoạch thủy lợi ưu tiên cho việc cung cấp nước nhằm giữ ẩm cho đất.

Ông nói: “Miền Trung trồng lúa được, chẳng lẽ không trồng cỏ được? Bình Định, Phú Yên là những tỉnh đã rất thành công phát triển bò thịt, họ trồng được cỏ nuôi bò, chẳng lẽ các tỉnh khác đa số cùng điều kiện như Bình Định, Phú Yên lại không trồng được?”.

Khi Đề án Tái cơ cấu chăn nuôi được Bộ NN-PTNT phê duyệt, ông một lần nữa đánh giá trên Báo NNVN (bài “Tái thiết ngành chăn nuôi, NNVN ngày 23/4/2014): Đề án gần như gạt ra rìa chăn nuôi đại gia súc, và sẽ sai lầm lớn nếu tái cơ cấu ngành chăn nuôi bỏ quên đại gia súc…

Trước những thách thức về chăn nuôi khi gia nhập TPP, đặc biệt là gần đây, việc bò thịt nhập khẩu nguyên con từ Úc về thị trường Việt Nam gần như đang cảnh báo những điều mà ông Lịch lo lắng.

Trước tình hình này, mới đây, trong thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt, Cục Trồng trọt đã đề xuất Bộ NN-PTNT phê duyệt quy hoạch dành 7% diện tích đất lúa chuyển đổi để trồng cỏ chăn nuôi. Theo ông Lịch, mặc dù việc dành quy hoạch muộn còn hơn không, nhưng đây vẫn là quỹ đất quy hoạch quá bé nhỏ so với nhu cầu.

Cách lưu giữ những tư liệu về ngành chăn nuôi trên Báo NNVN, lĩnh vực mà ông Lịch gắn bó cả đời khiến tôi phải ngạc nhiên. Trong căn phòng làm việc nhỏ của mình tại Hiệp hội TĂCN, ông dành riêng một chiếc tủ nhỏ để lưu báo chí rất ngăn nắp.

Đối với Báo NNVN, gần như ông không bỏ sót một số nào. Đặc biệt, tất cả những bài viết liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi đăng trên các số Báo NNVN, có khi chỉ là mẩu tin nhỏ bằng lòng bàn tay, ông cũng đều cẩn thận cắt ra, ghi chú bằng bút dạ bên lề về ngày tháng phát hành và đóng thành từng tập theo thứ tự, chẳng thua gì lưu chiểu ở cơ quan báo chí.

Có nhiều bài báo, ông còn gạch chân, khoanh tròn hay tô đậm bằng bút dạ, hoặc ghi chú thêm chi chít bên lề về những nội dung, chi tiết mà ông quan tâm.

Sẽ chẳng có gì khó nếu bây giờ cần có những thông tin, tư liệu về tình hình dịch cúm gia cầm từ năm 2005, ông Lịch chỉ cần vài phút là sẽ lôi ra đúng những bài báo cách đây hàng chục năm, nhanh như tra cứu google.

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm