| Hotline: 0983.970.780

Đàn bò sữa lại phát triển nóng, người nuôi gặp khó khăn

Thứ Bảy 02/07/2016 , 13:15 (GMT+7)

Tỉnh Lâm Đồng phải rất vất vả với mới tìm được đầu ra cho sản phẩm sữa nguyên liệu của người chăn nuôi. Nay đàn bò sữa tại địa phương này lại tiếp tục phát triển nóng trở lại.

Đã có thời điểm sữa bò nguyên liệu tại Lâm Đồng lâm vào tình trạng “khủng hoảng thừa” do các công ty từ chối ký hợp đồng tiêu thụ. Tỉnh Lâm Đồng phải rất vất vả với mới tìm được đầu ra cho sản phẩm sữa nguyên liệu của người chăn nuôi. Nay đàn bò sữa tại địa phương này lại tiếp tục phát triển nóng trở lại.

Huyện Đơn Dương, nơi có đàn bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, ước tính chiếm tới khoảng 70% tổng đàn bò sữa toàn tỉnh. Theo thống kê sơ bộ của cơ quan chức năng, từ đầu năm 2016 đến nay, số lượng đàn bò sữa tại Đơn Dương tăng thêm trên 1.000 con, nâng tổng số đàn bò sữa của huyện này hiện nay lên khoảng 11.000 con.

Trong khi đó, không ít gia đình chưa được các doanh nghiệp thu mua sữa ký hợp đồng tiêu thụ tiếp tục gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm sữa nguyên liệu. Thông thường, đây là những hộ chăn nuôi bò sữa mới phát sinh sau này.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hương ở xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương là một trong những hộ mới chăn nuôi bò sữa được 2 năm qua. Hiện gia đình chị có 5 con bò sữa, trong đó 2 con đang cho sữa, mỗi ngày đạt khoảng 25 lít. Để tiêu thụ hết lượng sữa, hằng ngày sau khi dùng máy vắt sữa xong, vợ chồng chị phải thay nhau dùng xe gắn máy chở từng can sữa ra thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng) và TP Đà Lạt nhập cho các cơ sở chế biến sữa chua, với giá từ 8.000 - 9.000 đồng/lít, thấp hơn từ 2.000 - 4.000 đồng/lít so với các hộ ký hợp đồng cung cấp sữa cho các công ty thu mua sữa.

Tuy nhiên, không phải ngày nào gia đình chị cũng nhập hết được số sữa này. Chị Hương cho biết, có hôm ế cả gần chục lít, phải đem đi cho vì sữa không thể để được lâu.

Tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, không riêng gì gia đình chị Hương không ký được hợp đồng tiêu thụ sữa với các công ty mà nhiều gia đình khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Để duy trì đàn bò và có nguồn bao tiêu đầu ra cho sữa nguyên liệu, họ phải tìm tới các cơ sở chế biến sữa chua để thỏa thuận tiêu thụ nhưng với giá cả và lượng sản phẩm không được ổn định. Phần thiệt thòi thường thuộc về phía người chăn nuôi vì bị ép giá.

10-47-42-dsc-8527102618412
Ảnh: Hoàng Hạnh

 

Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, số lượng bò sữa tăng nóng chủ yếu là ở các hộ gia đình, chăn nuôi tự phát, mặc dù đã được chính quyền và ngành chức năng khuyến cáo. Lâm Đồng hiện có khoảng 1.600 hộ đang chăn nuôi bò sữa và được dự báo là sẽ tiếp tục còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Trong khi đó, đàn bò sữa ở các doanh nghiệp chế biến sữa vẫn giữ ở mức ổn định, theo đúng quy hoạch số lượng đàn bò sữa chăn nuôi. Hiện tại giá sữa được các doanh nghiệp tại Lâm Đồng hợp đồng thu mua với người chăn nuôi trung bình khoảng 11.600 đồng/lít. Với giá bán này, những hộ được ký hợp đồng tiên thụ vẫn đảm bảo có lãi.

Trong khi đó, những hộ chưa ký được hợp đồng tiêu thụ sữa với các doanh nghiệp than vãn cuộc sống người chăn nuôi bò sữa ngày càng gặp khó khăn, đầu ra bấp bênh, có thời điểm lâm vào thua lỗ.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm