| Hotline: 0983.970.780

Dân “đại náo” trụ sở huyện vì bức xúc đền bù, tái định cư

Thứ Tư 02/07/2014 , 07:50 (GMT+7)

Đến thời điểm này các hộ dân đã sử dụng hết tiền bồi thường hỗ trợ nhưng vẫn chưa đươc cấp đất tại nơi ở mới. Nhiều hộ dân mua gỗ, vật liệu để làm nhà mới đành để phơi nắng mưa, một số đã hỏng không thể sử dụng./ Người dân vùng tái định cư “đại náo” huyện Than Uyên và Tân Uyên

Như NNVN đã đưa tin, ngày 23 - 24/6, hàng trăm người dân đã kéo đến trụ sở UBND 2 huyện Tân Uyên và Than Uyên, tỉnh Lai Châu yêu cầu được trả lời về vấn đề bồi thường hỗ trợ cho dân vùng TĐC thủy điện Huội Quảng - Bản Chát.

Người dân đã vây trụ sở, hành hung cán bộ của Ban quản lý dự án…

Ngày 1/7, UBND tỉnh Lai Châu phối hợp với cơ quan tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tổ chức hội nghị trao đổi với nhân dân về thực hiện chính sách di dân TĐC thủy điện Huội Quảng - Bản Chát.

Họp... mở mà cũng như kín

8h sáng 1/7, gần 10 xe ca chở hơn 100 người dân của 2 huyện Tân Uyên, Than Uyên đến Hội trường trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi của tỉnh dự hội nghị.

Tuy nhiên khi phóng viên các cơ quan báo chí có mặt tại Hội trường thì được ông Đặng Thanh Sơn - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lai Châu thông báo: “Hội nghị này tỉnh không cho phép phóng viên báo chí của Trung ương dự mà chỉ cho phóng viên báo, đài của tỉnh dự và đưa tin”.

Khi anh em phóng viên báo chí Trung ương nhờ đồng nghiệp chụp giúp vài kiểu ảnh làm tư liệu cũng bị lực lượng công an làm nhiệm vụ bảo vệ ngăn cản không cho chụp.

Không chỉ có phóng viên báo chí mà gần 40 người dân dân lặn lội hơn 100km từ các xã, bản của 2 huyện Than Uyên - Tân Uyên ra thành phố Lai Châu với mong muốn được nghe ý kiến giải thích của lãnh đạo Trung ương và tỉnh thì bị lực lượng chức năng ngăn chặn không cho vào với lý do không có trong thành phần dự hội nghị và không có giấy mời.

Anh Lò Văn T ở bản Pá Luồng, xã Mường Mít, Than Uyên bức xúc: Chúng tôi đi từ 5h sáng để ra thành phố dự hội nghị, do say xe tôi không đi ô tô được, tôi đi xe máy ra muộn nhưng lực lượng bảo vệ không cho vào dù đã trình bày hết nhẽ.

Khi diễn ra hội nghị, liên lạc bằng điện thoại từ phòng họp với bên ngoài cũng không suôn sẻ.


Nhiều người dân vượt hàng trăm km ra thành phố Lai Châu sáng 1/7 đành ngồi ngoài chờ vì không có tên trong thành phần dự hội nghị

Vụ việc hơn 200 người dân “đại náo” trụ sở 2 huyện Tân Uyên và Than Uyên, hành hung cán bộ Ban Quản lý dự án huyện Tân Uyên đã được các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin.

Hội nghị này được UBND tỉnh Lai Châu tổ chức để giải thích cho nhân dân hiểu chế độ chính sách của Đảng và nhà nước về đền bù, hỗ trợ người dân vùng TĐC; đồng thời để nhân dân cả nước hiểu rõ hơn về sự việc đáng tiếc xảy ra ngày 23 - 24/6 nhưng thật đáng tiếc phóng viên báo chí trung ương đã không được dự và đưa tin.

Theo thông tin chúng tôi có được, kết luận hội nghị ông Nguyễn Khắc Chử - Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu hứa tỉnh sẽ thành lập ngay 1 đoàn kiểm tra xuống các gia đình, thôn bản để điều tra, làm rõ những nội dung trong các đơn thư.

Tiền hết vẫn chưa có nhà

Trước khi đoàn kiểm tra của tỉnh xuống nhà dân để điều tra thì chúng tôi đã có chuyến đi tìm hiểu thực tế.

Gần 150 hộ ở bản Hỳ, bản Mè, xã Ta Gia, huyện Than Uyên đã nhận được tiền đền bù gần 3 năm nay nhưng vẫn chưa được cấp đất tại nơi ở mới.

Lý do được chính quyền đưa ra là đang chờ quy hoạch tổng thể và san ủi mặt bằng.

Giải thích về vấn đề này, lãnh đạo huyện Than Uyên cho biết: Trước đây huyện đã quy hoạch cho các hộ dân ra TĐC tại xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên nhưng các hộ này không ra.

Nhưng tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi được biết, khi tiến hành quy hoạch, huyện không tham khảo ý kiến của người dân, không đưa người dân tham quan điểm đến trước khi san ủi mặt bằng. Vì vậy các hộ dân không di chuyển vì nơi ở mới quá xa với nơi ở cũ và tại nơi ở cũ người dân vẫn còn ruộng nương để sản xuất.

Theo ông Lò Văn Sương - Chủ tịch UBND xã Ta Gia thì khi chuẩn bị điểm TĐC lãnh đạo huyện, Ban Quản lý dựa án đã thiếu tôn trọng, không hỏi ý kiến của người dân, không cho người dân tham quan điểm sẽ xây dựng nơi ở mới.

Họ cũng chưa tìm hiểu phong tục, tập quán văn hóa, canh tác, sản xuất của người dân để tìm địa điểm TĐC cho phù hợp.

Chính vì vậy đến thời điểm này các hộ dân đã sử dụng hết tiền bồi thường hỗ trợ nhưng vẫn chưa đươc cấp đất tại nơi ở mới.

Nhiều hộ dân mua gỗ, vật liệu để làm nhà mới đành để phơi nắng mưa, một số đã hỏng không thể sử dụng.

Còn tại bản Mè có 48 hộ thuộc diện di vén tại chỗ, di chuyển lên trên cốt ngập, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có mặt bằng để di chuyển.

Quá bức xúc nhiều hộ dân ở bản đã kiến nghị nhiều lần với ban Quản lý dự án huyện để có đất dựng nhà, nhưng chỉ nhận được câu trả lời “đang chờ quy hoạch”.

Chờ... đã thành điệp khúc. Người dân chỉ biết chờ quy hoạch nhưng liệu các cơ quan chuyên môn, các nhà lãnh đạo có thấu hiểu được nỗi khổ của người dân ngày đêm thấp thỏm ở trong những ngôi nhà mà mưa nắng đều như ngoài trời.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm