| Hotline: 0983.970.780

Đan mây tre sống khỏe

Thứ Hai 19/03/2012 , 10:20 (GMT+7)

Nhờ đầu ra ổn định, nghề đan mây tre ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đang ăn nên làm ra, thu hút hàng ngàn lao động tại địa phương.

Nhờ đầu ra ổn định, nghề đan mây tre ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đang ăn nên làm ra, thu hút hàng ngàn lao động tại địa phương.

Chúng tôi về xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm ngày này, hình ảnh dễ bắt gặp là những chiếc xe tải chất đầy sản phẩm giỏ cần xé (dùng để vận chuyển các loại hải sản- PV) chở đi tiêu thụ khắp nơi ở các vùng biển miền Trung. Ghé thăm hộ anh Nguyễn Minh Tú, thôn Quảng Đức, một gia đình gắn bó với nghề này hơn 10 năm đã vươn lên thoát nghèo, trở nên khá giả.

Anh Tú cho biết: Trước kia gia đình gặp rất nhiều khó khăn, đất canh tác ít mà nghề nghiệp cũng không có. Vì thế để nuôi 5 miệng ăn anh phải đi làm thuê, làm mướn khắp nơi, nhưng vẫn không khá nổi. Nhờ vay vốn ngân hàng anh mạnh dạn đầu tư đan giỏ cần xé, chỉ vài năm sau đã thu nhập ổn định. Hiện tại mỗi ngày gia đình anh đan được khoảng 30- 40 giỏ, với giá thị trường dao động từ 40- 50 ngàn đồng/giỏ, sau khi trừ chi phí lãi hơn phân nửa.

Cách nhà anh Tú không xa, gia đình anh Trần Minh Quyền, người cùng thôn cũng thu nhập khá nhờ nghề đan lát mây tre. Trước kia anh Quyền làm nghề phụ hồ, vào tháng mưa thì ở nhà nghỉ dài, nên thu nhập rất bấp bênh. Thấy nhiều hộ gia đình hàng xóm đan lát mây tre khá lên, từ đó anh quyết định ở nhà với vợ làm nghề này.

Anh Quyền hồ hởi cho biết: Vợ chồng tôi, người đan, người làm khung, nẹp quai cũng đan được 12-15 giỏ/ngày. Hiện sản phẩm bán chạy, trừ chi phí cũng kiếm 250- 300 ngàn đồng/ngày. Mặc dù nghề đan lát mây tre yêu cầu phải chịu khó ngồi một chỗ, nhưng nếu đầu ra sản phẩm ổn định như bây giờ, thì người nông dân có thể gắn bó với nghề.

Ông Đỗ Minh Thành, Chủ tịch UBND xã Cam Hiệp Nam cho biết: Những năm gần đây nhờ đầu ra sản phẩm giỏ cần xé ổn định, nên thu hút khá lớn lao động tại địa phương. Nếu như trước kia ở địa phương chỉ có vài chục hộ dân đan lát, thì hiện nay lên đến 400 hộ với khoảng 1.200 lao động. Nhiều người làm xa ở các khu KCN, lao động nhàn rỗi, nay đã ở nhà cùng gia đình đang lát kiếm tiền.

Không chỉ ở Cam Hiệp Nam mà tại các xã Cam Thành Bắc, Cam An Nam…nghề đan giỏ cần xé cũng thu hút khá đông lao động. Anh Nguyễn Hiệp, thôn Cam An, xã Cam An Nam cho biết: Nghề này rất thuận tiện, dù mưa hay nắng đều có thể sản xuất bình thường. Vào những đợt cao điểm vào mùa cá như từ tháng giêng đến tháng 3 và từ tháng 6 đến tháng 8, giỏ cần xé rất hút hàng và giá tăng cao, nhiều gia đình thu nhập khá.

Theo anh Phạm Minh, thôn Quảng Đức, xã Cam An Nam, để làm ra một chiếc giỏ cần xé thành phẩm, phải trải qua nhiều công đoạn như làm khung, đan lát, làm quai và nẹp vành... Mấy tháng gần nay cơ sở anh nhận rất nhiều mối đặt hàng trên dưới 10.000 giỏ/tháng, song làm không xuể phải thuê thêm lao động. Để giữ mối làm ăn anh đã thu gom sản phẩm của hộ khác.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.