| Hotline: 0983.970.780

Dân Trung Quốc sợ chính thực phẩm nước mình

Thứ Sáu 01/06/2012 , 10:21 (GMT+7)

Những vụ scandal thực phẩm liên tiếp gần đây khiến niềm tin của người dân Trung Quốc về các mặt hàng này giảm sút nhiều, hơn 70% người được hỏi cho là thực phẩm không an toàn, một khảo sát vừa cho thấy.

Những vụ scandal thực phẩm liên tiếp gần đây khiến niềm tin của người dân Trung Quốc về các mặt hàng này giảm sút nhiều, hơn 70% người được hỏi cho là thực phẩm không an toàn, một khảo sát vừa cho thấy.

Khảo sát này do Viện An toàn thực phẩm và dược phẩm Thượng Hải và Đại học Khoa học và Kỹ thuật Đông Trung Quốc thực hiện, với sự gia của 4.000 người đến từ 8 thành phố. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thái độ của người dân về vấn đề an toàn thực phẩm cũng như cung cấp chỉ dẫn cho các nhà hoạt động chính sách.

Kết quả cho thấy, nhìn chung người dân có thái độ tiêu cực về vấn đề an toàn thực phẩm tại Trung Quốc. Cụ thể, hơn 70% số người được hỏi cho biết tình trạng thực phẩm là không an toàn. Trong đó gần 28% chọn phương án “cực kỳ mất an toàn”.

 

 Cơ quan chức năng kiểm tra một cơ sở chế biến dầu ăn từ nước cống. Ảnh: Sanct.

Theo People Daily, 70% người được hỏi tin rằng việc sản xuất và chế biến thực phẩm vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Trong đó, chất lượng của thịt là lo lắng hàng đầu của nhiều người tiêu dùng, sau đó là sữa.

Nhiều người cũng thể hiện thái độ tiêu cực với những nhà sản xuất thực phẩm.

Ngoài ra, hơn một nửa số người tham gia cũng cho rằng việc kiểm tra và giám sát của các cơ quan chức năng không đem lại mấy hiệu quả. Khoảng 27% cho rằng việc giám sát của nhà nước vẫn còn quá yếu. 66% cũng cho rằng hình thức xử phạt những hành vi vi phạm vẫn còn nhẹ và cần chế tài mạnh hơn.

“Giờ đây, người dân đặt niềm tin về an toàn thực phẩm lên chính phủ. Vì thế các cơ quan chức năng cần liên kết với nhau lại để tăng cường giám sát và xử lý mạnh mẽ những hành vi vi phạm pháp luật”, Ruan Zanlin, chuyên gia thực phẩm an toàn thực phẩm thuộc Đại học Khoa học và Kỹ thuật Đông Trung Quốc cho biết.

Kết quả thăm dò cũng cho thấy, truyền hình và phát thanh vẫn là những kênh chính mà người dân tiếp nhận các thông tin về thực phẩm. Gần 32% cho rằng quảng cáo thực chất chỉ là một công cụ marketing và không liên quan gì đến chất lượng.

“Chính phủ nên tăng cường tính minh bạch của thông tin, mục đích là để ngày càng nhiều người dân biết họ đang làm gì trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Điều này sẽ giúp cải thiện niềm tin của người dân”, Xu Lai, một quan chức thực phẩm ở Thượng Hải nói.

Theo VNE

 

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất