| Hotline: 0983.970.780

Dân tự tìm dân

Thứ Tư 27/10/2010 , 09:46 (GMT+7)

Bến quê nghèo ngập tràn nước mắt, những hy vọng đang ngày một teo tóp lại như khuôn mặt mỏi mòn, trũng sâu của các chị, các mẹ có người thân trên con tàu định mệnh. Trong số họ, đã có người ảo tưởng sẽ có một chiếc tàu của cơ quan chức năng lên đường tìm kiếm, nuôi hi vọng cho họ, nhưng chuyện đó, cho đến nay đã không xảy ra....

Bến quê nghèo ngập tràn nước mắt, những hy vọng đang ngày một teo tóp lại như khuôn mặt mỏi mòn, trũng sâu của các chị, các mẹ có người thân trên con tàu định mệnh. Trong số họ, đã có người ảo tưởng sẽ có một chiếc tàu của cơ quan chức năng lên đường tìm kiếm, nuôi hi vọng cho họ, nhưng chuyện đó, cho đến nay đã không xảy ra....

Bố chết chưa kịp giỗ lại đến con

Tại vùng quê nghèo xã Ngư Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hoá), đã 10 ngày trôi qua, con tàu câu mực do thuyền trưởng Nguyễn Văn Hợp điều khiển (NNVN đã thông tin) cùng 8 ngư dân khác trên tàu vẫn biệt vô âm tín. Cũng chừng ấy thời gian, trên bờ biển Ngư Lộc, những tiếng nấc của các mẹ, các chị và của các con thơ chốc chốc lại vọng lên, quặn thắt. Hy vọng đang ngày một tắt dần...

Mẹ con chị Đồng Thị Bắc vô vọng chờ tin chồng

Ngư Lộc vốn là xã thuần nông, diện tích chỉ có 0,93 km2 nhưng dân số lên đến gần 18.000 người. Người dân hầu hết đều sống dựa vào nghề biển. Những ngày biển động thì cả xã chật kín người. Với họ, nghề đi biển cũng chỉ mong kiếm kế sinh nhai, nhưng biển khơi thì hiểm nguy luôn rình rập. Những ngư dân mất tích trên chiếc tàu đều là trụ cột chính của gia đình.  Rồi đây những người vợ, người mẹ và những đứa con thơ không biết sẽ bấu víu vào đâu. Nhìn danh sách 9 ngư dân mất tích trên tàu mà ông Nguyễn Hải Năm- PCT UBND xã cung cấp, chúng tôi thấy cả 9 gia đình đều thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Tại gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Thu ở thôn Bắc Thọ, chị Nguyễn Thị Thảo - vợ anh Thu ốm nằm bẹp giường nhiều ngày nay. Chị Thảo mếu máo: “Trước khi ra khơi, anh Thu dặn tôi ở nhà vay tiền mua gạo ăn cho năm mẹ con, đừng để tụi nhỏ đói cơm mà tội. Anh ấy còn bảo dù có thiếu thốn cũng dành tiền mua thuốc trị bệnh đau khớp kinh niên. Rồi sau chuyến đi này, sẽ trả nợ dần. Vậy mà đến nay anh ấy vẫn chưa về..."

Bà Nguyễn Thị Của (71 tuổi) mẹ của nạn nhân Đồng Văn Thắng vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhận được tin con mất tích trên biển. Bà Của nấc lên từng tiếng nghẹn ngào: “Năm ngoái bố cháu cũng chết ngoài biển rồi, đến nay chưa qua ngày giỗ đầu thì đến lượt thằng con lại chết vì biển nữa. Tôi già rồi, 2 bố con nó đi cả,  tôi còn biết trông cậy vào ai ”.

Huyện đã cử người xuống thăm hỏi!

Ông Nguyễn Văn Ngữ- Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc nói đầy tức tối: “Trong 9 ngư dân bị mất tích, có cả anh trai và 2 người cháu của tôi. Khi nhận được tin báo tàu mất liên lạc, với trách nhiệm của chính quyền, tôi đã điện báo với lãnh đạo huyện và phối hợp với ngư dân địa phương tức tốc cho 2 tàu cá ra biển tìm kiếm, nhưng...”. Ông Ngữ đang nói dở thì ngắt câu chuyện để nghe điện thoại. Đó là cuộc điện thoại từ huyện cho biết có đoàn công tác của Sở NN- PTNT do một PGĐ Sở phụ trách thuỷ sản xuống thăm hỏi động viên. Vậy là, sau 10 ngày 9 công dân bị mất tích, nay mới có đoàn công tác cấp tỉnh đầu tiên xuống thăm hỏi các gia đình bị nạn. 

Các thuyền trưởng vừa tham gia trong đoàn đi tìm kiếm tàu mất tích

Tại Ngư Lộc, chúng tôi đã tìm gặp các anh Nguyễn Văn Nghênh, Nguyễn Văn Bình và Đồng Xuân Thảo là những người vừa đi tìm kiếm tàu mất tích về, Anh Thảo cho hay: “Tôi được biết đã có 14 lượt tàu ra khơi tìm kiếm chiếc tàu mất tích nhưng 10 chiếc tàu đi tìm kiếm đều là tàu của ngư dân trong xã. Đó là tàu khai thác, tàu làm ăn của ngư dân, công suất nhỏ, phương tiện trang bị thì hết sức thô sơ nên không đi được xa hơn, rộng hơn. Bởi thời điểm tàu anh Hợp mất tích là lúc bão Megi đang tiến vào biển đông và có gió mùa đông bắc". "Việc tìm kiếm ngư dân gặp nạn trên biển là rất chậm chạp, thiếu quan tâm”, các ngư dân bức xúc nói.

+ Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Ấp- Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc cho hay: “Huyện có báo cáo gửi UBND tỉnh còn công tác tìm kiếm của BĐBP như thế nào thì chúng tôi không được biết. Lãnh đạo huyện cũng đã cử người xuống thăm hỏi động viên chia sẻ với các gia đình bị nạn rồi!”.

+ Năm 2008, tàu cá của anh Nguyễn Văn Chữ ở địa phương này cũng đã bị mất tích, trên tàu có 10 người. Ông Nguyễn Văn Ngữ- Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc nói: “Đến tháng 12 này mới đủ 24 tháng kể từ ngày tàu anh Chữ mất liên lạc, chúng tôi mới làm giấy chứng tử để đề nghị nhà nước chi trả bảo hiểm cho 10 ngư dân, còn tàu cá đầu tư hàng trăm triệu đồng với tiền vay vốn ngân hàng thì coi như mất trắng”.

Trở lại câu chuyện với ông Ngữ, chúng tôi nhận được những điều trăn trở: “Đã nhiều lần họp ở huyện, chúng tôi đều kiến nghị với cấp trên là khi nhận được tin báo có tàu gặp nạn ở toạ độ nào thì mong các cơ quan hữu quan, đặc biệt là UBQG TKCN và UBTKCN tỉnh Thanh Hoá cần triển khai ngay các phương án để cứu ngư dân. Tuy nhiên đến thời điểm này, chúng tôi vẫn không nhận được bất kỳ một tàu cứu trợ, cứu nạn nào của hai cơ quan nói trên giúp đỡ”.

Để có thông tin rõ hơn, chúng tôi đã trao đổi với ông Đinh Tiên Phong- Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thanh Hoá và được ông Phong cho hay: “Thanh Hoá không có tàu đủ khả năng đáp ứng công tác tìm kiếm ngư dân gặp nạn trên biển”. Còn ông Nguyễn Văn Dũng- trực ban tác chiến BĐBP tỉnh thì khẳng định: “Chúng tôi có báo cáo gửi các đơn vị liên quan phối hợp để tham gia tìm kiếm chứ không cử tàu của Hải đội trực tiếp tham gia. Đến giờ phút này chưa có tin tức gì về 9 ngư dân gặp nạn”.

Tàu cá ở Ngư Lộc bị mất liên lạc cùng thời điểm Thanh Hoá khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh. Trong câu chuyện của chúng tôi với người dân và chính quyền vùng biển nghèo này, không ít ý kiến đã bức xúc trước việc thiếu sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá cũng như sự vào cuộc tìm kiếm của các cơ quan chức năng cứu hộ cứu nạn. "Chúng tôi chỉ cầu trời cầu đất cho người thân của chúng tôi dạt trôi vào một vùng nào đó, chứ còn bây giờ mà trông chờ vào tàu của lực lượng tìm kiếm cứu nạn thì nói thật, có chết mất xác,  họ cũng chẳng tìm...!"- một thân nhân người bị nạn chán nản nói.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm