| Hotline: 0983.970.780

Đang chờ xin ý kiến để xử lý vụ chất phenol trong mẫu cá nục

Thứ Hai 13/06/2016 , 07:30 (GMT+7)

Cá này được ngư dân đánh bắt xa bờ, ngoài 30 hải lý và có chứng nhận về an toàn thực phẩm đối với những loại cá đánh bắt xa bờ nên yên tâm thu mua, để cấp đông tiêu thụ dần nhưng không bán được.

Một lô hàng cá nục đông lạnh được mua từ các ngư dân đánh bắt ngoài 30 hải lý ở sau thời điểm cá chết bất thường một thời gian đã được phát hiện có chứa hàm lượng phenol đến 0,037mg/kg, là chất độc tuyệt đối cấm không có trong thực phẩm.

Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, cho biết, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với Phòng Y tế, Phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Linh tổ chức tiến hành điều tra xác minh số hải sản còn tồn kho ở các kho đông lạnh tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh.

Đoàn kiểm tra kho đông lạnh của bà Lê Thị Thuộc. Tổng kho có 110 tấn cá, trong đó có 70 tấn cá nục, 10 tấn cá ngừ, 20 tấn cá trích, cá sòng và 10 tấn cá lẫn lộn khác. Phần lớn cá được thu mua sau thời điểm cá chết bất thường ở miền Trung.

Đoàn đã lấy 6 mẫu ngẫu nhiên tại kho đông lạnh của bà Thuộc để phân tích, kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy trong 6 mẫu thì có đến 5 mẫu cho kết quả chỉ tiêu kiểm nghiệm nằm trong giới hạn an toàn.

Riêng mẫu cá nục đại diện cho lô hàng 30 tấn thu mua sau thời điểm cá chết bất thường có hàm lượng phenol là 0,037mg/kg, là chất cực độc tuyệt đối cấm không có trong thực phẩm.

Với kết quả này, Sở Y tế đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các ngành cho phép tiêu thụ 5 lô hàng có kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép. Còn lô hàng cá nục 30 tấn thu mua ngay sau thời điểm cá chết bất thường của hộ kinh doanh Lê Thị Thuộc buộc phải tiêu hủy và có phương án hỗ trợ thiệt hại do sự cố cá chết gây ra cho bà Thuộc.

Theo bà Thuộc, 30 tấn cá nục suôn được mua sau khi xảy ra hiện tượng cá chết khoảng 15 ngày với giá 25 nghìn đồng/kg. Cá này được ngư dân đánh bắt xa bờ, ngoài 30 hải lý và có chứng nhận về an toàn thực phẩm đối với những loại cá đánh bắt xa bờ nên yên tâm thu mua, để cấp đông tiêu thụ dần nhưng không bán được.

Chiều 11/6, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Trị đã tiến hành niêm phong số cá nục tại kho đông lạnh của bà Lê Thị Thuộc ở khu phố An Đức 3, thị trấn Cửa Tùng, để chờ xử lý theo quy định.

Phenol được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Công nghiệp chất dẻo, công nghiệp tơ hóa học, nông dược (điều chế được chất diệt cỏ); điều chế một số phẩm nhuộm, thuốc nổ… Do có tính diệt khuẩn nên phenol được dùng để trực tiếp làm chất sát trùng, tẩy uế, hoặc để điều chế các chất diệt nấm mốc.

Theo tìm hiểu của NNVN, phenol không có tên trong Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh Thủy sản (ban hành theo Thông tư số 08/VBHN-BNNPTNT, ngày 25/2/2014 của Bộ NN- PTNT).

Trao đổi với Báo NNVN, ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, trong vấn đề trên, ngành Nông nghiệp và Y tế đã phối hợp với nhau rất tốt nên từ ngày 5/5 đến nay đã tiến hành lấy mẫu kiểm tra 36/36 mẫu hải sản đạt chuẩn an toàn, cho phép tiêu thụ.

"Ngay sau khi phát hiện thông tin về một lô hàng cá nục nhiễm chất phenol, Ban chỉ đạo khẩn cấp về xử lý cá chết bất thường của tỉnh cũng như đại diện các ngành đã khẩn cấp xác nhận lại thông tin để có hướng giải quyết kịp thời. Mỗi ngành đều theo dõi mỗi lĩnh vực nhưng trong vấn đề cá chết bất thường thì chúng tôi luôn phối hợp tốt với nhau để giải quyết những vướng mắc cho ngư dân cũng như bảo đảm sức khỏe an toàn cho người dân", ông Hưng cho hay.

Về hướng xử lý, ông Trần Văn Thành, cho biết, theo quy định đơn vị này đã báo cáo UBND tỉnh, việc giải quyết thì đang phối hợp. "Còn việc giữa Sở Y tế và Nông nghiệp, tới đây chúng tôi sẽ có văn bản báo cáo UBND tỉnh và Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, để có thống nhất chung".

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm