| Hotline: 0983.970.780

Đang điều tra cái chết cháu bé 3 tuổi xảy ra ở trường Mầm non Hương Sen

Thứ Ba 13/03/2018 , 09:45 (GMT+7)

Cháu Nguyễn Minh Kh. (3 tuổi trú tại phường Cửa Nam, thành phố Nam Định) được bà nội đưa tới lớp. Đến 16h30 cùng ngày bà nội cháu Kh. sang đón thì không thấy cháu đâu...

Trường Mầm non Hương Sen được đặt ở tầng 3 tòa nhà Nam Định Tower

Sáng ngày 13/3, Công an TP. Nam Định (Nam Định) cho biết, đơn vị đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc cháu bé 3 tuổi tử vong tại tòa nhà Nam Định Tower (số 91, đường Điện Biên, phường Cửa Bắc, TP. Nam Định).

Theo tài liệu điều tra, sáng 9/3, cháu Nguyễn Minh Kh. (3 tuổi trú tại phường Cửa Nam, thành phố Nam Định) được bà nội đưa tới lớp. Đến 16h30 cùng ngày bà nội cháu Kh. sang đón thì không thấy cháu đâu.

Khi hỏi cô giáo, các cô mới đi tìm. Đến hơn 17h, bảo vệ tòa nhà tá hoả phát hiện thi thể cháu Kh. ở lan can tầng 6. Theo bảo vệ tòa nhà thì trước đó không thấy giáo viên của trường Hương Sen thông báo về việc cháu bé mất tích.

Sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo trường Mầm non Hương Sen đã kiểm tra các camera tại lớp học và ở tòa nhà Nam Định Tower thì thấy cháu Kh. theo thang máy đi lên tầng 21, sau đó đi thang bộ xuống tầng 20. Khi tìm các phòng không thấy ai, cháu Kh. bò ra ngoài cửa rồi không may bị rơi từ tầng 20 xuống lan can tòa nhà ở tầng 6.

Nhận được tin báo của công an TP. Nam Định, vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Lợi và chị Trần Thị Thu Hiền (bố mẹ cháu Kh.) đã có mặt tại hiện trường để nhận thi thể cháu Kh.

Theo anh Lợi, cháu Kh. là con thứ 3 trong gia đình có 3 anh em trai. Cháu Kh. mới đi học được 10 ngày và rất ngoan. Sau khi con mất, tinh thần vợ chồng anh bị suy sụp rất nhiều. Hiện gia đình đã lo tang lễ xong cho cháu Kh., thi thể bé được đưa về quê nhà ở huyện Mỹ Lộc, Nam Định mai táng.

Liên quan đến sự việc trên, Sở GĐ&ĐT tỉnh Nam Định đã yêu cầu Phòng GD&ĐT thành phố Nam Định báo cáo 4 nội dung: Rà soát lại tư cách pháp nhân của trường; hồ sơ, lý lịch, bằng cấp của toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; yêu cầu tường trình, giải trình từ khi trường tổ chức hoạt động, quá trình cấp phép; tường trình sự cố xảy ra tại Trường mầm non tư thục Hương Sen.

“Phía thanh tra Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đang tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị chức năng thanh tra toàn diện đối với nhà trường”, ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định cho biết.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm