| Hotline: 0983.970.780

Đăng ký quỹ đạo vệ tinh

Thứ Ba 12/01/2010 , 10:56 (GMT+7)

Chỉ có thể có tối đa 180 vệ tinh địa tĩnh cho toàn bộ các nhà khai thác, do đó rất cần phải đăng ký quỹ đạo.

* Tại sao phải đăng ký quỹ đạo vệ tinh?

Ngô Thị Huyền, Thanh Ba, Phú Thọ

Ngay các tần số vô tuyến điện cũng còn cần phải đăng ký quốc tế. Nếu quỹ đạo vệ tinh không đăng ký thì có ngày chúng va vào nhau mất! Một quốc gia muốn có quyền được sử dụng một vị trí quỹ đạo địa tĩnh (tại một điểm trên cung tròn 360o) thì quốc gia đó phải thực hiện một loạt các thủ tục phức tạp do ITU (International Telecommunication Union - Tổ chức viễn thông quốc tế thuộc Liên hiệp quốc) quy định, đó là việc nộp hồ sơ đăng ký vị trí quỹ đạo.

Thực tế, nếu trùng vùng phủ và băng tần thì khoảng cách tối thiểu để hai vệ tinh hoạt động không gây nhiễu cho nhau là 2o. Như vậy, chỉ có thể có tối đa 180 vệ tinh địa tĩnh (với việc phân cách băng tần và vùng phủ thì số lượng vệ tinh địa tĩnh sẽ nhiều hơn) cho toàn bộ các nhà khai thác vệ tinh thông tin địa tĩnh. Điều đó cho thấy vị trí trí quỹ đạo là tài nguyên rất quý. Bởi thế các quốc gia giầu mạnh đăng ký rất nhiều bộ hồ sơ (filing) để chiếm vị trí quỹ đạo.

* Trạm vũ trụ quốc tế mục đích làm gì? Rác vũ trụ ai dọn?

Phạm Thái Hùng, Nam Đàn, Nghệ An

Trạm vũ trụ Quốc tế (International Space Station, viết tắt: ISS) là một tổ hợp công trình nhằm nghiên cứu không gian, đang ở giai đoạn lắp ráp trên quỹ đạo cận Trái Đất, nhờ sự hợp tác của năm cơ quan không gian: NASA (Hoa Kỳ), RKA (Nga), JAXA (Nhật Bản), CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (châu Âu). Trạm vũ trụ quốc tế được coi là kết quả của sự hợp nhất hai dự án lớn, nhưng thiếu kinh phí để có thể thực hiện riêng biệt là Trạm vũ trụ Tự do (Freedom) của Hoa Kỳ và Trạm vũ trụ Hòa Bình 2 (Mir-2) của Nga. Ngoài các mô-đun của Hoa Kỳ và của Nga đã được lên kế hoạch, các mô-đun Columbus của Châu Âu (kế hoạch) và Mô-đun thí nghiệm của Nhật Bản cũng sẽ được ghép vào trạm.

Cơ quan không gian Brasil (AEB, Brasil) tham gia dự án này thông qua một hợp đồng riêng với NASA. Cơ quan không gian Ý cũng có vài hợp đồng tương tự cho nhiều hoạt động, nằm ngoài khuôn khổ các nhiệm vụ của ESA trong dự án ISS (Ý cũng là một thành viên trong ESA). Có thông tin cho rằng, Trung Quốc cũng thể hiện sự quan tâm của họ đối với dự án, đặc biệt nếu họ được phép hợp tác với RKA tuy nhiên Trung Quốc vẫn chưa được mời tham gia. Do quỹ đạo của Trạm vũ trụ Quốc tế thuộc dạng quỹ đạo gần Mặt Đất, độ cao cách Mặt Đất chỉ trong khoảng từ 319,6 km đến 346,9 km, trạm có các tấm pin mặt trời rộng, phản chiếu tốt ánh sáng Mặt Trời nên có thể quan sát ISS từ Mặt Đất.

ISS di chuyển trong không gian với vận tốc trung bình là 27.743,8 km/giờ, ứng với 15,79 lần bay quanh Trái Đất mỗi ngày. Theo kế hoạch, Trạm vũ trụ Quốc tế sẽ hoàn thành vào năm 2011 và sẽ hoạt động đến năm 2016. Từ năm 2007, ISS đã trở thành vệ tinh nhân tạo lớn nhất trong quỹ đạo Trái Đất, lớn hơn bất kỳ trạm vũ trụ nào khác. Trạm vũ trụ Quốc tế là trạm vũ trụ duy nhất có người thường trực, thực hiện các công việc nghiên cứu. Trạm vũ trụ được cung cấp các nhu yếu phẩm, thiết bị cần thiết từ tàu vũ trụ Soyuz, tàu vận tải Tiến bộ (Progress) của Nga và các phi thuyền con thoi của Mỹ. Hiện nay trạm có thể chứa được 3 người.

Rác vũ trụ là vấn đề lớn nhưng giải quyết không phải là chuyện đơn giản, rất tốn kém. Việc này vẫn đang được các nước phát triển nghiên cứu để tìm giải pháp.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất