| Hotline: 0983.970.780

Đằng sau "bão" tai xanh: Cấp trên cấp dưới đổ phứa trách nhiệm

Thứ Sáu 14/05/2010 , 14:15 (GMT+7)

Nước mắt người dân cứ chảy dài trên những đôi má gầy gò tiễn đưa những đàn lợn là cả sản nghiệp của mình còn tỉnh thì đổ cho xã lơ là, né tránh, xã lại đổ cho tỉnh là thờ ơ, chậm trễ...

Cấp trên, cấp dưới đỗ lỗi cho nhau trên nỗi đau mât mát của người nông dân (Ảnh minh họa)

Nhiều nơi dịch bùng phát trên diện rộng, hàng trăm con lợn chết mới thông báo dịch, và ngay cả khi thế, việc ngăn chặn và chống dịch lại chậm trễ, điều ấy càng làm cho dịch ngày một diễn biến phức tạp hơn. Hậu quả là, nước mắt người dân cứ chảy dài trên những đôi má gầy gò tiễn đưa những đàn lợn là cả sản nghiệp của mình còn tỉnh thì đổ cho xã lơ là, né tránh, xã lại đổ cho tỉnh là thờ ơ, chậm trễ trong đối phó... Hãy nghe, họ đổ lỗi cho nhau như thế nào.

THÚ Y TRÚT TRÁCH NHIỆM CHO CẤP XÃ VÀ... TRUNG ƯƠNG

Khi NNVN "truy" ông Đồng Xuân Trúc, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Dương về trách nhiệm của ông trong việc tham mưu để UBND tỉnh ra một chính sách hỗ trợ không được đa số người dân đồng tình thì ông Trúc chối đây đẩy và cho rằng việc tham mưu của Chi cục Thú y để có chính sách ấy là đúng đắn, nhưng ông lại thao thao bất tuyệt, rất say sưa trong việc đổ lỗi dịch lan rộng, lan nhanh không khống chế được, để dân vứt lợn bừa bãi ra kênh rạch cho cấp xã: "Theo quy định thì trưởng thôn phải báo cáo cho thú y nếu phát hiện dịch, nhưng họ không làm. Trong khi đó các hộ chăn nuôi lại không khai báo. Còn cán bộ thú y cơ sở không giám sát đến nơi đến chốn. Để dịch lây lan nhanh. Chống dịch kém hiệu quả là dịch bùng phát vào đúng thời điểm chính quyền cơ sở đang kiện toàn, giao thời nên lơ là, nếu căng quá là họ không bầu bán thì sao? Điển hình như các xã Thái Hoà, huyện Bình Giang; Cẩm hoàng, Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng để cho dân vứt lợn chết ra ao hồ, kênh rạch, buôn bán giết mổ vận chuyển lợn mắc bệnh. Chính quyền thờ ơ không quan tâm đến dân chúng rồi".

Trong mấy năm trở lại đây, Hải Dương luôn là tỉnh đứng vào hàng đội sổ những địa phương có dịch bệnh bùng phát sớm nhất và lây lan nhanh nhất. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao lại như vậy? Liệu có phải công tác phòng chống dịch của Hải Dương quá kém? Ông Trúc phân trần rằng: "Nguyên nhân chính là do cấp xã thờ ơ, né tránh, giấu dịch. Và có một sự thật là, tỉnh tôi và các tỉnh khác cũng bị dịch nhưng chúng tôi báo đầu tiên, công bố đầu tiên, còn các địa phương khác chậm báo cáo thôi".

Theo tìm hiểu của NNVN, dịch tai xanh tại Hải Dương và Hưng Yên năm nay lan rất nhanh và khi tỉnh ra quyết định công bố dịch thì đã không thể ngăn chặn. Được biết ở Hải Dương, khi dịch bùng phát rộng Chi cục Thú y mới đề xuất tỉnh cho đấu giá mua thuốc tiệt trùng, cũng may mà lãnh đạo tỉnh Hải Dương còn đủ sáng suốt để chỉ định mua thuốc tiệt trùng để có ngay thuốc phục vụ phòng và chống dịch. Đó chả phải là sự chậm trễ và thụ động của thú y sao?

Vậy nhưng ông Trúc lại quay sang đổ lỗi cho TƯ: "Cơ sở họ giấu dịch, không báo cáo, đến khi báo cáo thì lợn đã chết hàng ngàn con một lúc rồi nên không thể tiêu huỷ nổi. Mặt khác, đợt chống dịch tai xanh năm nay không quyết liệt như năm 2007. Khi đó, phát hiện dịch là tiêu huỷ sạch, thà đau một lần thôi nhưng ngăn chặn được sự lây lan và dịch không tồn tại dai dẳng kéo dài. Nếu tính thiệt hại thì dịch càng kéo dài có thể càng thiệt hại nhiều hơn. Năm nay, TƯ (Bộ NN-PTNT) cũng loanh quanh là tiêu huỷ hết hay chỉ tiêu huỷ những con chết, nên địa phương cũng loanh quanh. Quan điểm của tôi là diệt ngay từ đầu thì hay hơn, nhưng chúng tôi chỉ là cấp dưới thôi, phải thực hiện chủ trương của TƯ, của tỉnh chứ".

XÃ "PHẢN PHÁO"

Nghe những lời đổ lỗi của ông Trúc, lãnh đạo xã Cẩm Hoàng, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương khẳng định: Ở xã tôi phát hiện ra lợn ốm ngày 2/4 và báo cáo Trạm thú y ngay. Huyện chỉ đạo là điều trị. Đến khi dịch lan rộng, chết nhiều, tiêu huỷ chỉ có các phòng ban của huyện về, lãnh đạo huyện không về dù xã Cẩm Hoàng phát dịch sớm và nghiêm trọng nhất. Tận cuối tháng 4 lãnh đạo huyện mới về kiểm tra rồi đi luôn. Chúng tôi có trách nhiệm báo cáo huyện, huyện báo cáo tỉnh không thì không rõ. Chúng tôi cho rằng đội ngũ tham mưu cho chính quyền cấp trên kém, không đi thực tế nhiều, chỉ nghe báo cáo. Những năm trước bị dịch, những con lợn có thể cứu được lại cho tiêu huỷ, nay thú y lại bảo không cứu được mới tiêu huỷ. Chúng tôi chỉ biết thực hiện như thế, không cứu được thì lợn đã chết đầy rồi.

"Nếu cấp trên đổi lỗi cho cấp dưới thì không đúng. Cơ quan chuyên môn lơ là, không để ý, không hoàn thành nhiệm vụ có bị kỷ luật, đuổi việc không? Trong khi anh em cán bộ dưới xã không làm hết mình là dân họ kêu, cấp trên họ xử lý. Xã chịu hết tội. Nếu bảo lỗi của chúng tôi, hỏi tất cả các hộ dân xem họ nói thế nào. Bảo chúng tôi né trách vì đại hội Đảng, càng né tránh thì càng mất phiếu. Bảo giấu dịch không báo cáo, không báo cáo huyện để dân không được hỗ trợ, họ "giết" chúng tôi à? Có tội với dân mình à? Và cứ cho là chúng tôi né tránh, giấu dịch, vậy thì chúng tôi phải được cái gì chứ. Nếu có giấu chỉ có tỉnh và huyện giấu thôi". Một lãnh đạo xã thuộc huyện Cẩm Giàng phản bác.

Lẽ ra khi có dịch, huyện phải mời lãnh đạo các xã lên triển khai, quán triệt, với xã có dịch rồi thì thực hiện những biện pháp chống như thế nào, chưa có dịch phòng ra sao; từng ngày thông báo diễn biến dịch ở trong huyện và tỉnh như thế nào, đằng này cấp xã tự lo hết. Vậy huyện, tỉnh hay xã lơ là với dịch tai xanh đây? (Ông Nguyễn Danh Đàm, PCT UBND xã Cẩm Hoàng, Cẩm Giàng, Hải Dương).

Không thể đổ lỗi cho xã là báo cáo dịch chậm, lợn chết nhiều là do xã. Bảo là tiêm phòng dịch tả, tụ huyết trùng để khi có dịch tai xanh không bị chết vì hai bệnh ghép này, nhưng vacxin tỉnh chuyển về chậm 3 tuần so với kế hoạch. Vừa tiêm xong, chưa có tác dụng thì tai xanh tràn về. Chết nhiều thì do ai chứ? (Ông Phùng Thế Nghì, Chủ tịch UBND xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên).

Trao đổi với một số lãnh đạo xã thuộc huyện Cẩm Giàng được biết, cho đến tận thời điểm này các xã mới chỉ nhận được mỗi quyết định của huyện Cẩm Giàng về thành lập BCĐ chống dịch và tổ giúp việc. Đến tận ngày 21/4, khi lợn đã chết hàng ngàn con, tiêu huỷ vãn đàn, xã mới nhận được hướng dẫn tiêu huỷ của huyện. Huyện chỉ đạo chống dịch như vậy đã kịp thời, khẩn trương với tốc độ lan của dịch chưa?

Trong khi đó tại Hưng Yên, Trạm trưởng Trạm thú y huyện Văn Lâm và Chủ tịch UBND xã Cẩm Hoàng cho biết, khi dịch lan rộng và bắt đầu chết nhiều, lãnh đạo UBND tỉnh về kiểm tra chỉ đạo chống dịch Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên mới lấy mẫu đi xét nghiệm xem nó là dịch gì. Chính việc chẫm trễ này đã gây nhiều khó khăn cho công tác ngăn chặn dịch.

"Chẳng những thế, sau khi lấy mẫu về, nghe đâu gặp thứ 7, chủ nhật, Chi cục Thú y tưởng Trung tâm Chẩn đoán thú y TƯ nghỉ hai ngày này nên không mang mẫu đi xét nghiệm, nên 3 ngày sau khi họ lấy mẫu mới có kết quả. Và phải mất 4 ngày sau khi lấy mẫu tỉnh mới công bố dịch. Nếu Chi cục Thú y Hưng Yên nhanh nhạy, tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh theo đúng chức năng của mình thì tỉnh sẽ ra quyết định công bố dịch sớm hơn và hơn 1.000 con lợn tiêu huỷ trước thời gian công bố dịch của người dân xã Cẩm Hoàng đã không nằm ngoài chính sách hỗ trợ 25 ngàn đồng/kg như bây giờ, để người dân không phải thiệt thòi và bức xúc như bây giờ. Xã, huyện thì có dịch là chống, chết thì tiêu huỷ, còn khẳng định dịch gì, tham mưu cho tỉnh chính sách thế nào là Chi cục Thú y cơ mà". Chủ tịch UBND xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm "quy tội" Chi cục Thú y Hưng Yên.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm