| Hotline: 0983.970.780

Đằng sau nạn ăn cắp thây ma

Thứ Năm 04/12/2014 , 08:47 (GMT+7)

Ở những vùng giáp ranh tỉnh Quảng Đông và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, một “loại hình làm ăn” đang nảy nở: buôn lậu các tử thi bị đánh cắp.

Ngoài chuyện mua xác chết (thường là nữ) chôn kèm người nhà là nam giới chết trẻ để người quá cố “qua bên kia còn có bầu bạn”, nay một số vùng ở Trung Quốc phổ biến việc mua tử thi để đối phó với chỉ tiêu hỏa táng của chính quyền địa phương.

Những thây ma bị đánh cắp

Ở những vùng giáp ranh tỉnh Quảng Đông và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, một “loại hình làm ăn” đang nảy nở: buôn lậu các tử thi bị đánh cắp từ Quảng Tây bán qua những thành phố thuộc Quảng Đông. Mỗi xác chết mang lại khoảng 5.000 Nhân dân tệ (khoảng 15 triệu đồng) cho những kẻ buôn lậu, theo tường thuật của Hoàn cầu thời báo.

Cảnh sát vào cuộc

Khách hàng hoặc là quan chức tìm cách kiếm xác để “đốt cho đủ chỉ tiêu trên giao”, hoặc các gia đình dân địa phương, những người muốn né việc phải hỏa thiêu người thân theo quy định về việc mai táng của chính quyền.

Nhiều người dân ở vùng nông thôn Trung Quốc có thói quen nhốt gia súc, gia cầm để canh giữ và tích trữ đồ ăn, phòng khi đói kém. Nhưng người dân ở Khu tự trị dân tộc Choang còn có thứ “tài sản” khác phải canh chừng: thi thể của người thân.

Một số gia đình tìm cách chôn người chết bí mật, không lập mộ để kẻ gian biết mà tìm đến. Có nhà cho xây nhà tạm trùm lên mộ, cho người canh gác hằng đêm trong nhiều tháng. Khi xuất hiện những vụ thây ma biến mất khỏi nơi chôn, ban đầu có người nghĩ rằng hiện tượng này liên quan đến các “đám cưới ma”.

Đây là tập tục ở một số vùng nông thôn. Người ta tìm cách chôn theo xác đàn bà làm “cô dâu” khi một người đàn ông trẻ chưa vợ qua đời, với suy nghĩ qua thế giới bên kia, người quá cố sẽ có bầu có bạn.

Nhưng khi ngày có càng nhiều gia đình loan báo sự mất tích của thi thể ông bà mình, sự hoảng loạn bắt đầu lan ra, cảnh sát phải vào cuộc. Sau một cuộc điều tra, sự thật được phơi bày: những cái xác được hỏa thiêu dưới tên họ khác ở những thành phố thuộc tỉnh lân cận Quảng Đông, nơi quy định về việc chôn (địa táng) người ngặt nghèo hơn nhiều so với Quảng Tây.

Mặc dù bị giới hạn bởi quy định từ chính quyền, nhiều gia đình ở Quảng Đông vẫn tìm cách địa táng người thân qua đời. Điều này gây khó cho chính quyền, bởi tại Quảng Đông, chính quyền đã ra quy định số phần trăm người chết phải hỏa táng.

Và “nếu muốn thì vẫn có cách”: một số Cty, cơ sở mai táng và quan chức phụ trách hoạt động mai táng bắt đầu tìm mua tử thi từ bọn trộm, gắn tên người thân của “khách hàng” vào và hỏa thiêu chúng. Giá mỗi cái xác dao động từ 1.500- 3.000 Nhân dân tệ (4,5- 9 triệu đồng).

Một số tên trộm tìm cách kiếm thêm nhiều tiền hơn bằng việc bán trực tiếp xác chết cho những gia đình mới có người thân qua đời, thường với giá 5.000 Nhân dân tệ.

Đường dây buôn xác

Các công tố viên ở thành phố Bắc Lưu ở tỉnh Quảng Tây đã truy tố ba người liên quan đến việc ăn cắp tử thi: hai là quan chức ở Quảng Đông, người thứ ba họ Chung, nông dân Bắc Lưu.

Các nhà điều tra phát hiện ra rằng Chung đã đánh cắp hơn 20 tử thi từ nhiều vùng xung quanh Bắc Lưu và bán cho hai quan chức kia trong vòng hai năm qua. Nếu vụ án kết thúc, ba người này có thể phải ngồi tù 3 năm.

“Thi thể ông nội tôi bị đánh cắp”, một nông dân họ Cố ở làng Shizhai, Bắc Lưu nói với cảnh sát địa phương vào ngày 27/6. Người ông 81 tuổi đã qua đời 3 tháng trước đó. Ngôi mộ không bị xâm phạm trong hơn hai tháng khi các thành viên gia đình thay nhau gác đêm.

Nhưng một đêm, không có ai gác. Ngày hôm sau, gia đình thấy đất mới bị rơi vương vãi trên đỉnh ngôi mộ, có dấu chân người và xe máy.

Đó không phải là một vụ việc đơn lẻ. Các vụ ăn cắp xác lúc ấy đã phổ biến ở nhiều vùng quê và ở làng Shizhai. Có gia đình buộc phải quật mộ lên cho dù đã chôn người chết hơn một năm và cái xác đã biến mất.

Một số tay trộm còn độc quyền hóa hoạt động mua bán xác chết bằng cách đưa ra đề nghị “thầu” trọn gói: gửi một xác chết thay thế đến lò hỏa thiêu, nhận chứng nhận hỏa thiêu và tìm một nghĩa trang để chôn người nhà khách hàng. Giá trọn gói từ 5.000- 10.000 Nhân dân tệ (15-20 triệu đồng).

Một nguồn tin mật báo đã dẫn cảnh sát tới “hỏi thăm” họ Chung vào ngày 8/7. Anh này nhận tội và kể với cảnh sát về mối làm ăn với hai quan chức Quảng Đông.

Theo cuộc điều tra, sau khi nhận “đơn đặt hàng” từ hai quan chức kia, Chung phóng xe máy lòng vòng các vùng lân cận Bắc Lưu, tìm mồ mới đắp. Khi đã xác định mục tiêu, hắn chờ đêm đến, đào lên, cho cái xác vào túi nylon, theo tường thuật của Nhật báo Ngọc Lâm ở Quảng Tây.

Chở thi thể bằng xe máy qua Quảng Đông, hắn mang xác đặt ở một địa điểm đã thống nhất từ trước ngay trong đêm đó. Các quan chức kia lúc ấy sẽ cho xe đến chở xác tới lò hỏa thiêu. Ăn trộm và buôn bán xác chết từ lâu đã phổ biến ở khu vực giáp ranh giữa Quảng Đông và Quảng Tây.

Năm 2005, cảnh sát Quảng Tây phát hiện một ổ nhóm chuyên buôn bán xác chết. Hơn 100 xác đã được bán sang các vùng của tỉnh Quảng Đông.

Trong vụ đó, bọn kẻ trộm bán xác cho một số tay trung gian ở Hoa Châu, Quảng Đông với giá 300 Nhân dân tệ/xác. Bọn trung gian sau đó bán cho một số quan chức địa phương với giá 3.000 Nhân dân tệ.

Những người này lại bán tiếp cho các gia đình có người mới qua đời và họ dùng những cái xác đi mua đưa vào lò hỏa thiêu dưới tên tuổi người thân họ, theo báo Tin tức Bắc Kinh.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm