| Hotline: 0983.970.780

Đang tiến hành điều tra sai phạm tại Dự án nhà máy Ethanol Dung Quất

Thứ Tư 09/05/2018 , 13:15 (GMT+7)

Cơ quan An ninh điều tra – Bộ CA đang tiến hành điều tra vụ việc liên quan đến các sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng Dự án nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất theo Kết luận số 2634/KL - TTCP ngày 3/10/2016 của Thanh tra Chính phủ.

13-31-26_hinh-1-1501212597025

Cụ thể, để phục vụ công tác điều tra, ngày 10/4/2018, Bộ CA đã yêu cầu Cty Cổ phần nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung (PCB) cung cấp hồ sơ liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án xây dựng nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất, việc chỉ định thực hiện gói thầu EPC, việc điều chỉnh hợp đồng, hồ sơ miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tiền tạm ứng, số tài khoản của Cty CP nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung, tài khoản thanh toán. Cơ quan CA cũng quan tâm tới: Hồ sơ về việc giải phóng mặt bằng; tổng số tiền đã đầu tư vào dự án thực tế và số tiền vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt.

Trước đó, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ thì Dự án Ethanol Dung Quất có vốn nhà nước trên 30% tổng mức đầu tư, do đó phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. Tuy nhiên PVN - đại diện vốn Nhà nước của các đơn vị thành viên tại PCB và chủ đầu tư PCB đã thực hiện chỉ định thầu. Nhà thầu thực hiện dự án do Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) chỉ định làm tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (EPC) lại chưa có kinh nghiệm với vai trò đứng đầu liên danh thực hiện dự án. Do đó Thanh tra Chính phủ khẳng định: Việc chỉ định thầu không thực hiện đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và vi phạm quy định tại Khoảng 2 Điều 2 Luật Đấu thầu số 61/QH11.

Liên quan đến việc điều chỉnh hợp đồng EPC, trong quá trình thực hiện dự án, nhà thầu PTSC đã đề nghị điều chỉnh hợp đồng EPC thành 71,943 triệu USD, sau đó lại đề nghị điều chỉnh giảm xuống thành 69,152 triệu USD.

Thanh tra Chính phủ khẳng định, hợp đồng EPC cuối cùng đã được điều chỉnh tăng từ 59,177 triệu USD thành 67 triệu USD, tăng 7,823 triệu USD, trong đó 3,245 triệu USD tăng chưa có cơ sở.

Cũng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, vốn đầu tư đã sử dụng cho dự án là 2.124 tỷ đồng, tăng 631 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư khi phê duyệt dự án (tăng 42%) làm tăng chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí vốn vay dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, giá mua sắn nguyên liệu khi lập dự án là 1.650 đồng/kg, nhưng tại thời điểm thanh tra đã tăng lên khoảng 4.446 đồng/kg, tăng 170% so với thời điểm lập dự án. Như vậy từ chỗ chi phí nguyên liệu chỉ chiếm 58% giá thành sản phẩm khi lập dự án, cuối cùng đã chiếm khoảng 65% giá thành sản phẩm dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.

Kết quả là tính đến năm 2014, nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất lỗ khoảng 164 tỷ đồng. Nhận thấy sai phạm tại Dự án là quá nghiêm trọng, có dấu hiệu cố ý làm trái hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng, trong chỉ định thầu, trong ký kết và thực hiện các hợp đồng EPC nên Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ vụ việc sang Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự án Ethanol Dung Quất, chủ đầu tư là Cty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung (PCB); cổ đông góp vốn đến thời điểm tháng 10/2014 gồm Cty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn: 599 tỷ đồng, chiếm 61%; PV Oil: 380 tỷ đồng, chiếm 38,75%; Tổng CTCP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (Petrosetco): 2,45 tỷ đồng, chiếm 0,25%. Dự án Ethanol Dung Quất được khởi công xây dựng năm 2009 và tới năm 2014 thì cơ bản hoàn thành.

 

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm