| Hotline: 0983.970.780

Đánh giày kiếm tiền chống chọi với bệnh suy thận và suy tim

Thứ Bảy 27/01/2018 , 08:01 (GMT+7)

Mang trong mình hai căn bệnh: suy thận mãn tính và suy tim nhưng Nguyễn Như Tuấn Đức (SN 1993) ở thôn An Thịnh, xã Long Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình vẫn luôn kiên cường trước số phận dù tự biết rằng, bất cứ lúc nào mình cũng có thể ra đi.

Đánh giày để chống chọi với bạo bệnh

Hiện em Nguyễn Như Tuấn Đức ở trọ trong con ngõ 121 Lê Thanh Nghị (Hà Nội ) gần 7 năm nay để tiện cho việc điều trị bệnh.

09-55-28_do-kinh-te-gi-dinh-gp-nhieu-kho-khn-nen-ngoi-thoi-gin-loc-thn-v-chu-benh-suy-tim-em-nguyen-nhu-tun-duc-di-dnh-giy-o-cc-vi-he-de-co-tien-chu-benh
Nguyễn Như Tuấn Đức đánh giày để kiếm tiền chữa bệnh

Sinh ra trong gia đình có 2 anh em ở miền sơn cước xã Long Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, gia đình Đức cũng như bao gia đình khác trong khu vực, đều thuộc diện hộ nghèo. Bởi không có nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống chỉ dựa vào cây lúa, hoa màu và chăn nuôi thêm cải thiện bữa ăn nên bố của em đã chọn cho mình công việc nung gạch tại địa phương, mức thu nhập tính theo thành phẩm, không quá 80.000 đồng/ngày với mong muốn vừa đảm đương công việc gia đình, vừa có tiền hỗ trợ Đức chống chọi với bệnh tật.

Đức dáng người nhỏ thó, với chiều cao chỉ 1m30 và nặng chưa đầy 25 kg. Khi mới chỉ 4 tuổi - cái tuổi tập ăn tập nói, em đã bắt đầu bị viêm cầu thận nhiễm mỡ. Em cũng làm bạn với bệnh viện từ đó, hết điều trị nội trú, lại ngoại trú đến uống thuốc Nam, thuốc Bắc... Dù gia đình rất nhiều nỗ lực trong điều trị bệnh cho em nhưng thỉnh thoảng em lại bị phù người và phải uống thuốc lợi tiểu.

Đức chia sẻ: “Em học đến năm lớp 10 thì thấy đau 2 bên hông. Sự đau đớn tăng dần vượt quá sức chịu đựng, gia đình đưa lên bệnh viện tuyến huyện, rồi lên tuyến tỉnh. Kết quả em bị suy thận cấp độ 4 và bắt đầu phải lên Bệnh viện Bạch Mai để chạy thận”.

Thời gian đầu, Đức phải chạy thận tuần/lần tại Bệnh viện Bạch Mai, em được bố đi cùng khoảng 1 năm. Đức sụt sùi nhớ về những ngày phải ngủ ngoài hành lang bệnh viện để chờ đến ngày hôm sau đón chuyến xe khách chạy về gần nhà. Với chút sức còn lại, em đã năn nỉ gia đình được ở lại Hà Nội để tiện cho việc “kéo dài sự sống”.

Cuộc sống ở vùng đất mới không hề đơn giản như những gì em nghĩ, khi nhiều khoản tiền phải chi trả như: tiền thuê nhà, tiền điện, nước, chi phí sinh hoạt ăn uống và mua thuốc hỗ trợ. Số tiền hỗ trợ từ gia đình chỉ vỏn vẹn 500.000 đồng/tháng, trong khi em phải chạy thận đều đặn 3 buổi/tuần vào ngày thứ 2, 4, 6 và mỗi buổi chạy thận mất 3 tiếng rưỡi. Để có tiền trang trải cuộc sống hằng ngày, ngoài thời gian chạy thận, Đức phải đi đánh giày kiếm sống.

“Em chọn cho mình công việc đánh giày vì vừa nhẹ nhàng vừa được đi lại, nhưng công việc này cũng như đi câu cá, ngày nào may mắn thì được hơn 100.000 đồng, còn không, cũng chỉ đủ ăn trong ngày”, Đức buồn bã nói.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Vân Anh (mẹ của Đức) chia sẻ: “Cháu bị ho ra máu liên tục phải vào viện cấp cứu. Bình thường, cháu ở xóm trọ một mình, tự lo liệu mọi thứ, tôi ở quê đi làm thuê kiếm tiền phụ cháu chữa bệnh. Nhìn con bệnh tật, thương lắm, ruột gan tôi như thắt lại”.
 

Mong một ngày được ăn tết cùng gia đình

Nói về căn bệnh của mình, Đức coi đó là số phận. Đức nói: “Biết làm sao được, bệnh này phải chữa trị suốt đời, nếu cứ bi lụy thì bệnh càng nặng. Nhiều người vẫn hỏi em, chạy thận có đau không nhưng nói thật, em chạy thận nhiều cũng thành quen, mất cảm giác đau đớn. Tay chi chít nốt kim tiêm và giờ thì em phải mổ cầu tay để tiêm truyền cho dễ”.

09-55-28_em-nguyen-nhu-tun-duc-ben-cnh-me-cu-minh
Em Đức và mẹ

Tết Nguyên đán đang cận kề, Đức chỉ mong có thể đoàn viên bên gia đình nhưng năm nay em có lịch chạy thận vào mùng 1 tết, em sẽ không được đón giao thừa với gia đình. Đức ngậm ngùi, em chỉ mong sao mọi việc suôn sẻ để mùng 2 tết em được về bên gia đình - nơi tiếp thêm cho em nghị lực chiến đấu với bệnh tật.

“Đã lâu, em không biết đến không khí gia đình đầm ấm, quây quần trong ngày tết. Mấy năm nay, chỉ thắp hương 2 ngày tết cho đủ lễ mọn, rồi vợ chồng tôi phải thay nhau xuống an ủi và chăm sóc con. Gia đình thèm lắm một cái tết đầy đủ thành viên trong nhà”. Còn Đức, nói đến tết, em vội ngoảnh mặt ra xa, giọng nghẹn ứ: “Đã lâu lắm rồi em không được sum họp với gia đình, em thèm được đón tết ở nhà với bố mẹ một lần thôi. Năm nay, lịch lọc thận của em vào đúng ngày mồng 1 tết, lại phải ở dưới này một mình. Em buồn lắm”.

Em Đức rất cần sự giúp đỡ của bạn đọc gần xa để vượt qua khó khăn. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về em Nguyễn Như Tuấn Đức (SN 1993) ở thôn An Thịnh, xã Long Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; hoặc Tuần san Kiến thức gia đình (số 14 Ngô Quyền, Hà Nội, ĐT: 024.38256492), chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

(Kiến thức gia đình số 4)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm