| Hotline: 0983.970.780

Đành mang tiếng bạc tình

Thứ Tư 18/08/2010 , 10:25 (GMT+7)

Từ trong thâm tâm, tôi rất biết ơn vợ. Tuy vậy, tôi đành mang tiếng là một kẻ bạc tình: khi nghèo khó, gian khổ thì sát cánh bên nhau; khi rảnh rang, con cái trưởng thành lại “sinh hư”, bỏ vợ cũ, cưới vợ nhỏ…

Một đời hy sinh vì chồng

Tôi hơn vợ gần chục tuổi. Khi chúng tôi quen nhau, cô ấy mới học lớp 11. Chờ cô học hết cấp 3, tôi xin hai gia đình làm lễ cưới. Chúng tôi nghĩ rằng, cưới xong, cô ấy có thể theo học trường trung cấp của tỉnh, ra trường, với mối quan hệ của cha tôi, cô có thể xin được một chân làm văn phòng - công việc vừa nhẹ nhàng, vừa có thời gian dành cho gia đình. Cô ưng thuận.

Sau đó, mọi tai hoạ ở đâu cứ dồn dập kéo tới. Cha tôi - một cán bộ cao cấp ở tỉnh bị liên đới trong một số vụ án đất đai. Mặc dù không phải ngồi tù, nhưng tất cả tài sản trong nhà phải bán đi để lo cho việc này. Cha tôi về hưu sớm, trong trạng thái vừa phẫn uất, vừa bất lực. Còn tôi, người được cha “rải sẵn cho con đường đầy hoa” bị cơ quan cử đi làm đại diện trong Tây Nguyên (lãnh đạo nói là để tôi đi “thực tế”, thực chất là không ai muốn “dính” vào gia đình tôi lúc này). Không thể nói hết nỗi lòng của gia đình tôi, và người “sốc” nhất có lẽ là vợ tôi.

Từ một tiểu thư con nhà giàu, chưa hề va vấp với cuộc sống xã hội, cô trở thành dâu lớn, thành vợ và sắp thành mẹ. Cô già đi trước tuổi với bộn bề lo âu: theo các chị buôn bán nhỏ ở chợ, không ăn thua. Cô lại mở một tiệm bánh mì sáng. Khách đông nhưng con nhỏ, không ai giúp, cô lại phải chuyển nghề. Tôi ở Tây Nguyên, công việc nhàn hạ, nhưng chỉ có đồng lương ít ỏi, về lần nào cũng phải lấy tiền của cô ấy đưa. Thương vợ, thương con, chỉ vì tôi mà cô ấy phải khổ. Đôi lúc, tôi muốn bỏ nghề giữa chừng, nhưng, cô vẫn an ủi tôi nên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, để sớm được về làm gần gia đình.

Mỗi lần về thăm nhà, khi đi tôi lại mang theo những tâm trạng đầy ngổn ngang, lo lắng: Cha mẹ tôi sống khép kín, những người thân cận xưa nay giờ tránh xa hết. Vợ tôi, dù bố mẹ đẻ có xót cũng không thể giúp gì hơn được. Chỉ còn tôi là trụ cột, lại phải điều đi xa. Tôi không thể chấp nhận mãi cảnh sống này. Cho nên dù bị vợ ngăn cản thế nào, tôi cũng quyết bỏ nghề. Bỏ nghề, tôi sẽ vĩnh viễn không còn cơ hội quay lại.

Tôi đưa bố mẹ vào miền Nam, bắt đầu lại cuộc sống. Lúc này, tôi chuyển sang kinh doanh, học một nghề hoàn toàn mới. Và vợ tôi lại hy sinh làm lụng, bươn chải để chồng đi học. Mới hơn 30 tuổi, lăn lộn kiếm tiền, cộng thêm 3 đứa con khiến vợ tôi thay đổi hẳn. Không còn là cô bé dễ thương, kiêu kỳ. Thay vào đó là một người đàn bà to lớn, gai góc và xuề xoà trong ăn mặc, cư xử. Trong khi bố mẹ và tôi có một cái “nền” của cán bộ, công chức: nói năng, ăn mặc nhẹ nhàng thì cô ấy đã nhiễm tính “chợ búa" từ bao giờ. Với vị trí người kiếm tiền trong gia đình, đôi khi cô tỏ ra lấn lướt tôi (không thường xuyên nhưng ba mẹ tôi nhận thấy rõ).

Công việc kinh doanh tiến triển không ngờ, vợ tôi cũng không còn phải chạy chợ nữa. Tôi nói, hãy để tôi bù đắp cho em những thiệt thòi. Thế nhưng, tính vợ tôi chẳng hề thay đổi. Dù có của ăn, của để, dù không phải vật lộn dưới cái nắng, cái mưa của thời tiết, cô vẫn giữ thói quen ăn mặc dầy cồm cộp như công nhân. Tôi để cô làm giao dịch cho Cty nhưng không được: thứ nhất, cách nói năng của cô không được nhẹ nhàng, thứ hai, là đại diện cho Cty mà cô không chịu trang điểm và ăn mặc đẹp. Đôi lần tôi góp ý, thậm chí mua đồ cho vợ, dẫn vợ đi thể dục nhịp điệu, đi thẩm mỹ viện… cô chối đây đẩy và còn nghi tôi thay lòng, đổi dạ.

Vì đâu nên nỗi?

Không nhận ra mình cần thay đổi, ngồi nhà, vợ tôi nghĩ ra vô số chuyện. Cô “canh chừng” tôi, giờ nào đi, giờ nào về. Cô la mắng, ghen tuông, dằn vặt những lúc tôi về trễ. Một lần, không kìm chế được, tôi phải kêu lên: Vợ người ta thì thơm tho, sạch sẽ, còn vợ mình thì… như cú. Dường như cả hai đều đã quá sức chịu đựng, cô ấy làm ầm ĩ cả lên. Tôi cũng bực mình không kém.

Những trận cãi vã liên tục khiến tôi phát mệt. Ra ngoài, giao tiếp với toàn người lịch thiệp, ăn mặc đẹp đẽ. Về nhà, vợ đã không hiểu, lại còn đay nghiến khi thấy chồng mặc đẹp, xức nước hoa… Có lẽ chúng tôi đã khác xa nhau nhiều lắm. Tôi vẫn thương yêu vợ, cảm thấy có lỗi với vợ khi không dám đưa cô ấy cùng đi tiệc tùng, chiêu đãi, khi không thể sánh đôi trong các chuyến du lịch. Tự tôi thấy xấu hổ và bất lực khi cô ấy vẫn không có ý định thay đổi.

Ly hôn, tôi biết cô sẽ hận tôi vô cùng. Cô xả vào mặt tôi những lời cay đắng nhất, tệ bạc nhất. Bản thân tôi cũng thấy mình mang ơn vợ. Nhưng lúc khó khăn thì thôi, khi có của ăn của để rồi, tôi năn nỉ cô diện một chút cho tôi vui, cho tôi nở mày nở mặt với thiên hạ (dù gì tôi cũng là giám đốc một Cty), vậy mà cô ấy mãi không chịu. Đã thế, lúc bực lên, lại còn chửi chồng như hát hay, làm sao tôi chịu nổi. Mọi người có thể nói tôi bạc tình, nhưng có ai hiểu cho nỗi lòng của tôi không?

(Tâm sự của một người đàn ông bỏ vợ)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.