| Hotline: 0983.970.780

Đánh tụt năng suất lúa để lấy đất

Thứ Năm 21/07/2011 , 09:44 (GMT+7)

Nhiều tỉnh thuần nông, điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém cũng ào ào phá lúa, phá vườn cây, đánh tụt năng suất sản lượng để lấy đất làm công nghiệp.

KCN Bình Minh đến thời điểm này chỉ mới khai thác khoảng 40% diện tích

Như một bệnh dịch, nhiều địa phương ở ĐBSCL đã bị cuốn theo thành tích phát triển công nghiệp, ào ào lấy đất nông nghiệp để quy hoạch khu, cụm công nghiệp. Thậm chí, nhiều tỉnh thuần nông, điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém cũng ào ào phá lúa, phá vườn cây, đánh tụt năng suất sản lượng để lấy đất làm công nghiệp.

>> Hệ lụy cuộc chạy đua KCN

Vĩnh Long là một điển hình trong việc nỗ lực phát triển công nghiệp. Năm 2009, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long lúc đó là Phạm Văn Đấu đã ký tờ trình số 27/TTr-UBND đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thêm 5 KCN gồm: KCN Hòa Phú 2, huyện Long Hồ trên diện tích hơn 137 ha, vốn đầu tư 438 tỉ đồng; KCN Đông Bình, huyện Bình Minh trên diện tích 350 ha, vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng; KCN Bình Tân, huyện Bình Tân trên diện tích 700 ha, vốn đầu tư 2.100 tỉ đồng; KCN Tân An Hưng ở huyện Bình Tân có quy mô 550 ha, vốn đầu tư 1.260 tỉ đồng và KCN An Định ở huyện Mang Thít, quy mô 200 ha, vốn đầu tư 600 tỉ đồng.

Để đối phó với yêu cầu không phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định của Chính phủ và yêu cầu giải trình hiện trạng sử dụng đất, so sánh năng suất lúa của khu vực quy hoạch KCN với toàn tỉnh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Vĩnh Long “mạnh dạn” xác định năng suất lúa trên đất nông nghiệp ở các khu vực quy hoạch mở KCN chỉ có 4,07 tấn/ha, thấp hơn năng suất lúa bình quân toàn tỉnh năm 2008 là 5,05 tấn/ha.

 Nhưng báo cáo sản xuất trong tháng 3/2010 của UBND xã Đông Bình xác định năng suất lúa vụ đông xuân đã đạt 7 tấn/ha. Trong khi đó một lãnh đạo của Sở NN-PTNT Vĩnh Long xác nhận: trong 68.000 ha đất trồng lúa của Vĩnh Long, không vùng nào có năng suất dưới 5 tấn/ha/vụ. Tuy vậy, UBND tỉnh Vĩnh Long vẫn cho rằng trong 1.925 ha đất quy hoạch 5 KCN mới chỉ có 846 ha đất trồng lúa bị mất với sản lượng 12.436 tấn/năm, chẳng ảnh hưởng nhiều đến tổng sản lượng lúa và an ninh lương thực cả tỉnh. Trong diện tích đất quy hoạch xây KCN mới, còn có 2.000 ha đất trồng màu (sản lượng 4.000 tấn/năm), 524 ha đất trồng cây ăn trái (sản lượng 3.830 tấn/năm).

Cuối tháng 3/2010, được sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Vĩnh Long khởi công xây dựng hạ tầng KCN Hòa Phú 2, rộng hơn 137 ha thuộc xã Hòa Phú, huyện Long Hồ. Nhưng cho đến nay, do nhiều diện tích dự án KCN Hòa Phú 2 để không, nông dân đã tranh thủ vào cấy đã tạo nên những đám ruộng lúa xanh mượt. Theo thống kê của Sở Công thương Vĩnh Long, đến tháng 5/2011, toàn tỉnh có 13 CCN đã được quy hoạch với tổng diện tích gần 700 ha, trong đó chỉ mới có 6 CCN được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 335 ha, nhưng cho đến nay chưa có CCN nào hoạt động.

Tại Đồng Tháp, dù vùng đất nằm trên vùng ngập lụt Đồng Tháp Mười nhưng UBND tỉnh này cũng không kém cạnh, mạnh dạn quy hoạch đến 24 CCN với diện tích hàng trăm ha đất ở hầu hết các huyện, thành, thị, trong đó có rất nhiều CCN được xây dựng trên đất trồng lúa 3 vụ năm, thậm chí quy hoạch cả những vùng rất cách trở giao thông.

Trong rất nhiều cuộc hội thảo về phát triển KCN được tổ chức ở ĐBSCL, các nhà khoa học cũng cảnh báo: Vựa nông thủy sản lớn nhất nước sẽ nguy ngập vì phong trào xây dựng KCN, kéo theo nhiều hệ lụy xã hội. Nhưng bất chấp lời cảnh báo, nhiều tỉnh ĐBSCL vẫn phát triển KCN bằng mọi giá.

Trước thực trạng chưa đến 40% diện tích đất trong các KCN ở ĐBSCL được cho thuê, một vị lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ bức xúc:

Từ vốn đất đai màu mỡ, các tỉnh lại quy hoạch, biến thành đất KCN rồi để hoang, lãng phí, không hề sinh lợi cho xã hội. Trong khi đó, người nông dân lại thiếu đất sản xuất, mất việc làm, gây nhiều hệ lụy to lớn lên an sinh xã hội. Do vậy, đã đến lúc các tỉnh ĐBSCL cần phải lập tức rà soát lại quy hoạch KCN, cân nhắc nhu cầu thu hút đầu tư và lĩnh vực ưu tiên đầu tư, kiên quyết từ chối những dự án gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường.

Tại Đồng Tháp, trong lúc KCN Trần Quốc Toản (thành phố Cao Lãnh) còn nhiều diện tích bỏ hoang thì tỉnh này tiếp tục đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ mở rộng diện tích KCN lên 2.730 ha. Ban Quản lý các KCN Đồng Tháp cho biết: Các KCN hiện hữu là Trần Quốc Toản, Sa Đéc và Sông Hậu sẽ mở rộng thêm thêm khoảng 730 ha và sẽ bổ sung thêm 4 KCN với tổng diện tích khoảng 1.750 ha (gồm KCN Tân Kiều 600 ha, KCN Ba Sao 500 ha, KCN Trường Xuân - Hưng Thạnh 400ha và KCN Công nghệ cao 250ha).

Còn ở Bến Tre, sau khi cầu Rạch Miễu hoàn thành đưa vào sử dụng, UBND tỉnh này hào hứng xây KCN, bất chấp mọi cảnh báo của giới khoa học. Ngoài KCN Giao Long ở huyện Châu Thành thì Bến Tre đang quy hoạch xây dựng thêm KCN Phú Thuận rộng 230 ha ở huyện Bình Đại; mở rộng KCN An Hiệp, Châu Thành thêm 150 ha; bổ sung thành lập thêm 5 khu công nghiệp mới gồm: Giao Hòa rộng 270 ha, KCN Phước Long, ở Giồng Trôm rộng 200 ha, KCN An Phước, ở Châu Thành rộng 230 ha, KCN Thanh Tân, ở Mỏ Cày Bắc rộng 200 ha, KCN Thành Thới ở huyện Mỏ Cày Nam rộng 150 ha.

Trong khi đó tại Long An, Tiền Giang, hàng ngàn ha đất rừng phòng hộ ven biển Đông và sông Soài Rạp được mạnh tay phá bỏ để làm KCN, nhưng sau khi tàn sát rừng đến nay nhiều khu đất vẫn trống quang, hoang phí.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm